Trang chủ / Thông tin sức khỏe / Bệnh mất trí nhớ do đâu? Dấu hiệu và cách trị thế nào?

Bệnh mất trí nhớ do đâu? Dấu hiệu và cách trị thế nào?

Bệnh mất trí nhớ là một triệu chứng liên quan đến não bộ, xuất hiện ở cả những người già lẫn trẻ tuổi. Nếu bạn không tìm ra nguồn gốc gây bệnh và cách chữa trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe. Bài viết sau đây của TREE BOSS sẽ giải đáp cụ thể những nguyên nhân và đưa ra các phương pháp khắc phục hiệu quả nhất! Cùng xem ngay nhé!

1. Bệnh mất trí nhớ là bệnh gì? Nguyên nhân

Có rất nhiều lý do dẫn đến bệnh mất trí nhớ nhưng phần lớn là do di chứng của các căn bệnh nặng để lại. Cụ thể là những nguyên nhân dưới đây. Xem ngay!

1.1 Mất trí nhớ do đột quỵ

Nguyên nhân của bệnh mất trí nhớ đầu tiên phải kể đến là do đột quỵ (hay còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não). Người bệnh sau khi trải qua giai đoạn nguy kịch thường hay quên, rối loạn nhận thức, mất niềm vui, sinh hoạt trở nên khó khăn, dễ mắc chứng trầm cảm. Hơn nữa, nếu ở tình trạng nặng thì có thể liệt một số bộ phận hoặc toàn thân. Hai trường hợp của tai biến mạch máu não là:

  • Đột quỵ do xuất huyết não: Đây là hiện tượng máu tích tụ lại các dây thần kinh não bộ gây phình to quá mức. Khi huyết áp người bệnh tăng cao sẽ dẫn đến vỡ tĩnh mạch, chảy máu dưới dạng màng nhện.
  • Đột quỵ do thiếu máu lên não: 85% bệnh tai biến bắt nguồn từ tình trạng này. Các mạch máu trong cơ thể bị xơ vữa, tắc nghẽn và không chảy về các bộ phận trong cơ thể, nhất là tim và hệ thần kinh não bộ. 
bệnh mất trí nhớ gọi là gì

Tai biến mạch máu não

1.2 Mất trí nhớ do bệnh Alzheimer

Theo các chuyên gia sức khỏe, 60 – 80% người mắc bệnh là do mắc phải hội chứng Alzheimer. Bệnh lý bắt đầu hình thành từ các triệu chứng nhẹ. Do đó, bạn sẽ khó có thể phát hiện kịp thời và dần đến quá trình biến chuyển nặng, tồi tệ sau nhiều năm. Những dấu hiệu nhận biết cụ thể đó là:

  • Quên các câu chuyện cũ hoặc bối rối khi hỏi về quá khứ, nhầm lẫn ngày/tháng/năm.
  • Quá trình nói hoặc viết trở nên khó khăn.
  • Nhỡ làm rơi đồ vật hoặc đánh mất mà quên tìm kiếm.
  • Khó khăn trong việc đưa ra ý kiến, trình bày câu chuyện.
  • Tính cách và tâm trạng của người mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer thường thay đổi đột ngột.
bệnh mất trí nhớ là bệnh gì

Não người mất trí nhớ Alzheimer suy thoái dần

>>>> XEM THÊM: Người già nên uống gì cho khỏe? Top 5 thực phẩm dinh dưỡng

1.3 Một số bệnh lý liên quan khác

Ngoài ra, bệnh mất trí nhớ tạm thời còn được hình thành từ các hội chứng bệnh lý dưới đây. Việc nắm bắt kỹ càng nguyên nhân sẽ giúp bạn có phương pháp chữa trị đúng đắn để hồi phục bệnh nhanh chóng. Xem ngay nhé!

  • Chứng mất trí nhớ thể Lewy (DLB): Người mắc bệnh sẽ khó giải bày vấn đề, ít tập trung, hay quên, đôi lúc bị ảo giác và hay ngủ ngày bất thình lình. Bên cạnh đó, việc di chuyển cũng không được linh hoạt như trước, tay chân yếu hay run.
  • Sa sút trí tuệ não mạch: Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc phán đoán và đưa ra quyết định, dễ bị kích động, không nhớ những ký ức quen thuộc,…
  • Sa sút trí tuệ trán – thái dương (FTD): Vùng thái dương bị tổn thương đến mức khiến não mất kiểm soát việc hoạt động của cơ thể, gây ra những cử động hay hành vi bất thường.
  • Bệnh Parkinson: Bệnh mất trí nhớ của người già hình thành do hội chứng Parkinson sẽ khiến rơi vào tình trạng bị lẫn và cơ thể có dấu hiệu của Lewy (sự mất nhận thức trong hành vi, chuyển động). 
  • Bệnh Huntington (múa giật): Người gặp phải chứng bệnh này cũng gặp vấn đề về ghi nhớ kém, ký ức bị lãng quên, mất tập trung,…
  • Bệnh Creutzfeldt-Jakob (bò điên/nhũn não): Khi mắc phải triệu chứng này, protein trong não đã bị gấp thành nhiều hình dạng bất thường, thay đổi tính cách đột ngột, rối loạn giấc ngủ, các cơ bị co giật bất thình lình,…
  • Hội chứng Korsakoff do rượu: Những người nghiện rượu thường bị thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng dẫn đến trí tuệ sa sút, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi.
  • Giãn não thất áp lực bình thường: Lúc này, trong não sẽ bị tích tụ nhiều chất lỏng, lâu dần sẽ gây nên dấu hiệu bệnh mất trí nhớ. Người mắc bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển, suy nghĩ và thực hiện hành vi.
  • Chứng mất trí nhớ hỗn hợp: Đây là sự kết hợp giữa hội chứng Alzheimer và bệnh sa sút trí tuệ não mạch.
bệnh mất trí nhớ

Một số bệnh lý gây mất ngủ

2. Một số biểu hiện bệnh mất trí nhớ thường gặp

Việc tìm ra những biểu hiện sẽ giúp khắc phục kịp thời để hạn chế nguy cơ biến chứng trầm trọng. Dưới đây là tổng hợp các dấu hiệu nhận biết chi tiết cho bạn đọc tham khảo:

  • Sụt giảm trí nhớ: Người mắc phải rất hay quên và không có khả năng nhớ lại chuyện cũ đã xảy ra.  
  • Các hoạt động thường ngày sẽ hạn chế: Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định để hành động hay lập kế hoạch, mất khả năng linh hoạt trong mọi cử chỉ, hành vi.
  • Giảm khả năng giao tiếp và hoạt động nghề nghiệp: Một khi đã mắc bệnh thì việc tiếp thu nhận thức cũng giảm thiểu.
  • Gặp trở ngại trong việc trình bày một vấn đề: Việc dùng từ ngữ và suy luận của người mắc bệnh rất khó hiểu, lời văn bị lủng củng, thiếu rõ ràng.
  • Không nhận thức được thời gian và không gian: Biểu hiện của bệnh là người bệnh dễ bị lạc đường hoặc quên mất thời gian ngày/đêm.
  • Tính thẩm định bị giảm sút: Người mắc bệnh đôi lúc không phân biệt được trời nóng hoặc lạnh, chẳng hạn như họ có thể mặc nhiều lớp áo trong khi thời tiết rất oi bức.
  • Triệu chứng hoang tưởng: Những dấu hiệu thường xuất hiện không có hệ thống, bất thình lình và rơi vào trạng thái sai thực tại. 
  • Gặp khó khăn trong việc suy nghĩ trừu tượng: Bệnh hình thành khiến bạn bị trở ngại trong việc sử dụng các con số để tính toán, rối loạn trí óc. 
  • Thất lạc đồ đạc: Người bệnh suy giảm trí nhớ thường hay quên những vị trí để đồ và sắp xếp các vật dụng cá nhân lộn xộn.
  • Cảm xúc cũng như tâm tính thay đổi đột ngột: Họ có thể cáu giận, trầm lắng hay bật khóc mà không có một lý do nhất định.
  • Rối loạn hành vi: Bệnh nhân hay bị rối loạn giấc ngủ, đôi khi co giật từng cơn, người lờ đờ,…
  • Thiếu ý chí, tinh thần: Người bệnh trở nên thụ động, ngủ nhiều hơn, không muốn thực hiện các hoạt động thường ngày.
dấu hiệu bệnh mất trí nhớ

Người bệnh không nhớ những câu chuyện quá khứ,…

>>>> THAM KHẢO NGAY: Người già chóng mặt buồn nôn: Nguyên nhân & cách chữa trị

3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giảm trí nhớ

Bất kể là nam hay nữ, trẻ hay lớn tuổi đều phải nắm rõ bệnh lý để phòng tránh, trong đó người già và phụ nữ sau sinh cần đặc biệt lưu ý hơn. Vậy thì các đối tượng nào có nguy cơ mắc phải? Cụ thể sau đây:

  • Bệnh phổ biến ở người già trên 65 tuổi.
  • Bên cạnh đó, bệnh mất trí nhớ ở người trẻ cũng có dấu hiệu gia tăng, cụ thể xảy ra ở độ tuổi từ 30 – 50.
  • Những người hay sử dụng đồ uống có chất kích thích như rượu, bia.
  • Người mắc các bệnh tai biến, chấn thương sọ não,…
bệnh mất trí nhớ

Bệnh ở người trẻ ngày càng phổ biến

4. Liệu pháp chẩn đoán bị mất trí nhớ

Bệnh mất trí nhớ có chữa được không? Nếu người bệnh thường xuyên đi thăm khám và nắm bắt các lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về những biện pháp chẩn đoán phù hợp thì sẽ điều trị được hội chứng này. Sau đây là các phương pháp hiệu quả đã được chọn lọc:

  • Đánh giá bệnh qua các biểu hiện suy giảm trí tuệ, mất khả năng nhận thức hoặc khó khăn trong việc thực hiện một hành vi, cảm xúc nào đó.
  • Chẩn đoán qua các trắc nghiệm tâm lý học.
  • Đo điện não (EEG): Phương pháp chẩn đoán giúp chụp lại hoạt động điện trong não thông qua các thiết bị điện cực gắn vào đầu bệnh nhân.
  • Chụp X-Quang não bộ.
  • Chụp CT (điện toán cắt lớp): Cách này chỉ ra các mạch máu trong não đang bị chèn ép quá mức hoặc có thể bị vỡ và là nguyên nhân dẫn đến tai biến trong quá khứ.
  • Chụp MRI (cộng hưởng từ hạt nhân): Hỗ trợ phát hiện nhanh chứng teo não và các vùng tổn thương, liệt dây thần kinh do Alzheimer hay bệnh đột quỵ.
  • Chụp phóng hạt positron PET: Chẩn đoán các vị trí tổn thương ở khu vực thùy đỉnh hoặc chứng thoái hóa lớp thùy trán.
  • Chụp chức năng não SPECT: Phát hiện kịp thời lượng máu giảm sút ở vùng thái dương và thùy đỉnh.
bệnh mất trí nhớ tạm thời

Gợi ý điều trị bằng chẩn đoán EEG

5. Cách điều trị bệnh mất trí nhớ

Song song với những liệu pháp chẩn đoán đó là các cách điều trị bệnh giảm trí nhớ ở người già cũng như người trẻ ngay dưới đây. Việc áp dụng đầy đủ phương pháp sẽ giúp liệu trình chữa trí diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

5.1 Sử dụng thuốc chữa mất trí nhớ

Người bệnh nên sử dụng các loại thuốc bổ sung chất dinh dưỡng cho não bộ, thúc đẩy sự lưu thông máu và tuần hoàn não. Đặc biệt là một số thuốc có công dụng hiệu quả lên hệ thần kinh như donepezil, rivastigmine, tacrine,… Tuy nhiên, bạn nên tham khảo kỹ càng ý kiến từ bác sĩ và tránh lạm dụng quá nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe. Trong quá trình uống, nếu cảm thấy khả năng hấp thụ của thuốc kém và gây ra nhiều tác dụng phụ thì cần dừng lại ngay.

chữa bệnh mất trí nhớ tuổi già

Dùng thuốc phù hợp

>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ: 10 bệnh người già hay mắc phải & cách phòng trị hiệu quả

5.2 Vật lý trị liệu và điều trị tâm lý

Việc tập luyện vật lý trị liệu hay đến bác sĩ tâm lý thường xuyên cũng là cách điều trị bệnh suy giảm trí nhớ được khuyến khích. Các phương pháp này nhằm giúp hỗ trợ mọi hoạt động được linh hoạt hơn, sự giao tiếp và tâm sự hàng ngày sẽ làm bệnh nhân phục hồi khả năng ghi nhớ, quên đi những áp lực và căng thẳng của bệnh lý gây ra.

bệnh mất trí nhớ

Tập luyện vật lý trị liệu

5.3 Chăm sóc, hỗ trợ thường xuyên

Trong quá trình điều trị chứng mất trí nhớ, bệnh nhân rất cần sự quan tâm, động viên hỗ trợ từ những người thân trong gia đình. Do đó, việc theo dõi, chăm sóc hàng ngày để đảm bảo tránh các rủi ro té ngã, mất nhận thức hay sốc thuốc,… Bạn nên ở cạnh bên an ủi và giúp đỡ trong thời gian người bệnh bị ảo giác, hoang tưởng và nhầm lẫn.

cách điều trị bệnh mất trí nhớ ở người già

Chăm sóc, động viên người bệnh

5.4 Luyện tập thể dục, thể thao

Người bệnh nên được người thân giúp đỡ, khích lệ, động viên hoạt động thể dục thể thao góp phần hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Việc tập luyện 30 phút mỗi ngày sẽ thúc đẩy não bộ hoạt động tốt hơn nhờ khí huyết lưu thông, tăng cường sức khỏe và tinh thần ổn định.

bệnh mất trí nhớ

Ngồi thiền giúp thư giãn nào bộ, điều trị bệnh

5.5 Bấm huyệt chữa bệnh mất trí nhớ

Bấm huyệt chữa bệnh mất trí nhớ cũng là một phương pháp phổ biến hiện nay, được bắt nguồn từ y học cổ truyền. Việc xác định đúng vị trí huyệt đạo và thực hiện chính xác động tác giúp não bộ thư giãn, minh mẫn và giảm đi các nếp nhăn đáng kể. Bạn có thể liệu trình tại các huyệt Phong Trì, huyệt Ế Phong, huyệt Tứ Bạch, huyệt Ấn Đường, huyệt Ủy Trung,…

bấm huyệt chữa bệnh mất trí nhớ

Phương pháp bấm huyệt

5.6 Bổ sung các dưỡng chất

Ngoài các cách chữa nêu trên, bạn cũng cần bố trí một chế độ ăn khoa học để bổ sung các chất dinh dưỡng cho não bộ cũng như các cơ quan trong cơ thể. Những nguyên tắc cần tuân thủ nghiêm ngặt trong một bữa ăn như sau;

  • Không ăn quá nhiều mỡ động vật vì trong đó có chứa cholesterol gây hại cho sức khỏe. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung nhiều omega 3 trong thịt cá sẽ rất tốt cho hệ thần kinh, chống lão hóa tế bào não.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả màu sẫm nhằm ngăn chặn sự lão hóa não bộ.
  • Ngoài ra, những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cũng nên sử dụng như Vitamin B12, C, E , Folate, Axit Folic, Phosphatidylserine,…
bệnh mất trí nhớ

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin

6. Mẹo phòng chống bệnh mất trí nhớ

Thông qua các cách điều trị kể trên, bạn cũng cần hiểu rõ những cách phòng chống bệnh để tránh tình trạng các triệu chứng tái phát lại gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể một số mẹo như sau:

  • Chú ý chế độ ăn uống, cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin (đặc biệt vitamin B120) và khoáng chất tốt cho não, tăng cường ăn rau xanh,…
  • Việc tập luyện nhẹ nhàng mỗi ngày như thiền, yoga, đi bộ,… cũng rất tốt để hồi phục bệnh.
  • Người mất trí nhớ không thức khuya và cần ngủ đủ giấc.
  • Không gắng quá sức, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…
phòng chống bệnh mất trí nhớ

Ngủ đủ giấc

Trên đây là tất tần tật những thông tin về bệnh mất trí nhớ mà bạn cần nắm bắt. Hy vọng bài viết này đã giúp người bệnh tìm ra đúng nguyên nhân và áp dụng các cách chữa trị phù hợp. Bên cạnh đó, chúng tôi có cung cấp sản phẩm treeboss.vn được tích hợp hỗ trợ các bài tập xoa bóp thư giãn tối đa. Hãy liên hệ ngay số Hotline 0961501507 – 0966501507 để được các nhân viên tư vấn chi tiết nhé!

>>>> KHÁM PHÁ THÊM

Bình luận
HOTLINE

1900 636 118

KẾT NỐI
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

    ×

    Đăng ký tư vấn

    1900 636 118
    Messages
    treeboss.vn
    Tổng đài
    1900 636 118
    Tư vấn qua
    Messenger
    Tư vấn qua
    Zalo