Trang chủ / Thông tin sức khỏe / Bệnh táo bón ở người già: Nguyên nhân và cách xử lý tức thì

Bệnh táo bón ở người già: Nguyên nhân và cách xử lý tức thì

Hiện nay, bệnh táo bón ở người già có rất nhiều lý do hình thành. Đồng thời, bệnh lý có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như quá trình sinh hoạt của người lớn tuổi. Vậy nguyên nhân và cách điều trị táo bón ở người già như thế nào hiệu quả? Bài viết dưới đây của Tree Boss sẽ giúp bạn đọc giải đáp chi tiết những thắc mắc. Hãy cùng tham khảo ngay dưới đây nhé!

1. Bệnh táo bón ở người cao tuổi là gì? Có mấy loại?

Theo các nhà khoa học, bệnh táo bón ở người già là tình trạng hệ tiêu hóa bị suy giảm do ảnh hưởng của các quá trình lão hóa trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc ăn uống và sinh hoạt không điều độ cũng sẽ gây ra tình trạng táo bón ở người cao tuổi. Điều này khiến phát sinh rất nhiều khó khăn trong vấn đề đại tiện cũng như ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người già.

bệnh táo bón ở người già

Bệnh táo bón gây nhiều phiền toái cho người già

Bệnh táo bón ở người già bao gồm những loại sau:

  • Táo bón vận chuyển bình thường: Đây là dạng thường xuất hiện ở người già mắc hội chứng ruột kích thích thể táo bón. Đối với loại bệnh này, phân vẫn di chuyển qua đại tràng một cách bình thường nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn khi đào thải ra ngoài. 
  • Táo bón vận chuyển chậm: Phụ nữ lớn tuổi thường dễ bị táo bón vận chuyển chậm. Một số biểu hiện của dạng bệnh này là triệu chứng tiểu gấp, đại tiện ít và cần dùng nhiều sức lực. 
  • Rối loạn chức năng sàn chậu: Người già có cơ sàn chậu hoặc cơ quanh hậu môn gặp vấn đề thì dễ mắc thể bệnh này. Trong quá trình đại tiện, các cơ quan liên quan không phối hợp tốt và dễ dẫn đến tình trạng đi đại tiện không hết.

2. Do lối sống sinh hoạt

Như đã đề cập ở trên, lối sống sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây táo bón ở người già. Nội dung dưới đây sẽ phân tích chi tiết về ảnh hưởng của lối sống tới bệnh táo bón ở người già.

2.1 Do lối sống sinh hoạt

Một số thói quen trong sinh hoạt gây ra bệnh táo bón ở người già đó là:

  • Lười vận động: Thông thường, người cao tuổi thường gặp các vấn đề về xương khớp. Do đó, người già có xu hướng lười tập thể dục, vận động. Điều này sẽ khiến cho chức năng tiêu hóa bị suy giảm gây khó tiêu, táo bón.
  • Uống ít nước: Người già dễ gặp tình trạng tiểu đêm, u xơ tiền liệt tuyến. Chính vì vậy, người lớn tuổi thường uống ít nước. Tuy nhiên, hệ đường ruột thiếu nước sẽ bài tiết kém và gây ra táo bón.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Người lớn tuổi ăn ít chất xơ và vitamin làm cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, người già thường phải ăn kiêng để điều trị bệnh. Do đó, bệnh táo bón ở người già sẽ dễ dàng xuất hiện.
bệnh táo bón ở người cao tuổi

Người bệnh táo bón cần tăng cường uống nước

>>>> XEM THÊM: Phù chân ở người già: Nguyên nhân, cách điều trị & phòng tránh

2.2 Do tác nhân bệnh lý

Người cao tuổi thường có sức khỏe kém nên rất dễ xuất hiện nhiều căn bệnh. Vì thế, tình trạng bệnh lý của người già cũng là một trong những lý do gây nên chứng táo bón.

  • Bệnh lý nội tiết: Bệnh tiểu đường, suy giáp hoặc cường giáp
  • Bệnh lý về thần kinh: Bệnh Parkinson hoặc tai biến mạch máu não,…
  • Rối loạn chất điện giải: Các chất điện giải giúp điều hòa các hoạt động trong cơ thể. Tình trạng rối loạn các chất có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Bệnh trĩ: Bệnh trĩ gây đau đớn nên bệnh nhân thường ngại khi đi đại tiện. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng táo bón nghiêm trọng.
  • Bệnh về hệ tiêu hóa: Ung thư trực tràng, tổn thương ống tiêu hóa, hẹp lòng đại tràng, ruột già co bóp kém.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ gây ra nhuận tràng. Do đó, người già dễ mắc bệnh táo bón.
bệnh táo bón ở người già

Bệnh trĩ có thể gây ra chứng táo bón

3. Dấu hiệu chứng táo bón ở người già

Việc phát hiện được các dấu hiệu bệnh nhanh chóng sẽ thúc đẩy các quá trình điều trị bệnh. Một số triệu chứng của bệnh táo bón ở người già thường xuất hiện cụ thể dưới đây: 

  • Quá 3 ngày nhưng vẫn không đi đại tiện được.
  • Trong vòng 1 ngày đi đại tiện nhiều lần nhưng sẽ có cảm giác đi không hết, phân rắn, lắt nhắt, có thể lẫn cả máu trong phân.
  • Trong quá trình đi đại tiện cần phải rặn nhiều và có cảm giác đau đớn.
  • Gặp tình trạng chướng bụng và đầy hơi. Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, dễ cáu gắt.
bệnh táo bón ở người già

Bệnh táo bón làm người già cảm thấy mệt mỏi

>>>> THAM KHẢO NGAY: Người già nên uống gì cho khỏe? Top 5 thực phẩm dinh dưỡng

4. Bệnh táo bón người già có thể gây ra biến chứng gì?

Tình trạng bệnh táo bón ở người cao tuổi kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể. Sau đây là những hệ quả xấu có thể xảy ra: 

  • Ứ đọng phân: Tình trạng táo bón làm phân bị ứng đọng bên trong ruột già. Tình trạng này khiến phân bị khô cứng và tắc nghẽn. 
  • Rò hậu môn: Táo bón làm phân khô cứng. Nếu người già gắng sức để rặn thì có thể gây tổn thương niêm mạc hậu môn. Điều này dễ gây rò hậu môn hoặc bị nhiễm trùng. 
  • Sa trực tràng: Việc rặn nhiều lần dễ gây sa trực tràng, lòi búi trĩ ra khỏi hậu môn.
  • Người già cần phải dùng nhiều sức để rặn. Điều này có thể làm tim đập nhanh dẫn đến đột tử do nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, các phế nang có thể bị vỡ. 
  • Táo bón khiến người già gặp khó khăn khi đi cầu. Do đó, phần có thể chèn lên bàng quang gây ra các vấn đề về thận.
chữa bệnh táo bón ở người già

Người già có thể bị nhồi máu cơ tim nếu cố gắng rặn nhiều khi đi đại tiện

5. Cách điều trị táo bón ở người già

Bệnh táo bón làm người lớn tuổi cảm thấy không thoải mái. Thêm vào đó, chứng bệnh này còn tác động xấu đến sức khỏe của người già. Hãy cùng tìm hiểu về những phương pháp chữa trị bệnh táo bón ở người già ngay sau đây nhé!

5.1 Sắp xếp lại thói quen sinh hoạt và ăn uống

Thói quen ăn uống và cách sinh hoạt nên được điều chỉnh hợp lý như sau:

  • Ăn nhiều rau xanh và rau quả để bổ sung chất xơ và vitamin cho cơ thể. Một số loại rau quả tốt cho hệ tiêu hóa là rau mồng tơi, rau dền, rau khoai lang, bơ, chuối, đu đủ…Người già không nên ăn các thực phẩm dầu mỡ, nhiều chất béo.
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Người bệnh cần bổ sung tối thiểu là 1,5 lít nước. Nước có tác dụng làm mềm phân và giảm ma sát trong niêm mạc ống tiêu hóa. Hơn nữa, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể cũng giúp người già sở hữu tinh thần thoải mái.
  • Tập thể dục nhằm giúp nâng cao sức khỏe. Cùng với đó, việc vận động sẽ giúp gia tăng kích thích nhu động ruột và giảm tình trạng táo bón. Người bệnh tránh nằm hoặc ngồi một chỗ.
bệnh táo bón ở người già

Bổ sung chất xơ là cách điều trị táo bón hiệu quả.

5.2 Sử dụng thuốc nhuận tràng được kê đơn

Nếu bệnh nhân sử dụng các phương pháp tự nhiên không hiệu quả thì nên dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp. Người già không nên tự ý mua thuốc ở ngoài để tránh các tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể. Dưới đây là một số loại thuốc chuyên được sử dụng:

táo bón ở người già

Sử dụng thuốc để điều trị táo bón

  • Thuốc bổ sung chất xơ: Thuốc này sẽ bổ sung thêm chất xơ giúp làm mềm. Do đó, người bệnh dễ đại tiện hơn. Loại thường dùng là methylcellulose, psyllium, canxi polycarbophil,…
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: Thuốc có khả năng kích thích lên hệ thần kinh ở niêm mạc ruột để giúp tăng cường co bóp ruột. Loại thường được sử dụng là Bisacodyl, Correctol, Dulcolax,…
  • Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Loại thuốc này có tác dụng bôi trơn niêm mạc ruột và giúp phân dễ di chuyển ra bên ngoài.
  • Thuốc đạn đặt hậu môn: Glycerin hoặc bisacodyl là thuốc đạn đặt hậu môn phổ biến. Loại thuốc sẽ đặt trực tiếp vào hậu môn giúp người bệnh đi ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên, người già không nên lạm dụng thuốc này.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Tác dụng của loại thuốc là kéo nước vào bên trong đường ruột để làm mềm phân và bôi trơn niêm mạc ruột. Loại được dùng phổ biến là polyethylene glycol, magie citrat, lactulose, magie hydroxit,…
  • Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: Thuốc được dùng phổ biến là docusat natri có tác dụng hút nước vào trong phân để làm mềm phân.

5.3 Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Thảo dược thiên nhiên sẽ thường lành tính và an toàn. Do đó, người bệnh thường ưu tiên sử dụng. Dưới đây là hai loại thảo dược có khả năng thanh lọc cơ thể, nhuận tràng hiệu quả :

5.3.1 Nha đam (lô hội)

Công dụng: Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, nha đam có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu vùng da khô, bỏng rát hoặc cháy nắng. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn hỗ trợ trị bệnh táo bón ở người già một cách hiệu quả

bệnh táo bón ở người già

Nha đam có tác dụng điều trị táo bón

Cách dùng: Theo y học cổ truyền, người bệnh có thể dùng 0,04 – 0,11g dịch ép khô. Dù vậy, nha đam được khuyên không nên dùng với người già bị táo bón kinh niên, người bị hẹp ruột, mất điện giải và mắc hội chứng ruột kích thích.

>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ: Những bệnh về da của người già thường gặp trong cuộc sống

5.3.2 Phan tả diệp (tiêm diệp)

Công dụng: Lá cây phan tả diệp có chứa hoạt chất anthranoid có tác dụng trong việc chữa bệnh đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tẩy xổ.

táo bón ở người cao tuổi

Lá cây phan tả diệp có thể chữa táo bón

Cách dùng: Người già bị bệnh táo bón có thể uống nước lá cây phan tả diệp với liều lượng từ 3 – 4g lá cây cho mỗi lần sắc thuốc uống. Sau khi uống khoảng từ 5 – 7 giờ, người bệnh sẽ thấy phân mềm ra và đi vệ sinh dễ dàng.

Tuy nhiên, nếu người bệnh uống với liều lượng cao có thể gây ra tình trạng đau bụng dữ dội, buồn nôn và phân lỏng. Bên cạnh đó, tác dụng tẩy của thảo dược này sẽ kéo dài 2 ngày. Những người già mắc bệnh co thắt hoặc viêm đại tràng thì không nên sử dụng phan tả diệp.

6. Cách phòng ngừa bệnh táo bón ở người cao tuổi

Bên cạnh các liệu pháp điều trị, bạn cũng cần nắm vững các phương pháp để phòng ngừa những trường hợp phát sinh các dấu hiệu bệnh. Để phòng ngừa bệnh táo bón, người già cần thực hiện theo một số yêu cầu sau:

  • Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ.
  • Bổ sung vào cơ thể các chất xơ và vitamin cần thiết. Lượng chất xơ nên nạp vào là từ 20 – 35 gam mỗi ngày. Cam, canh, quýt.. là những trái cây giàu dinh dưỡng.
  • Uống đủ nước để phân mềm ra và dễ đi đại tiện.
  • Thường xuyên vận động để cơ thể khỏe mạnh và hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Người già không nên nằm và ngồi yên một chỗ mà cần phải tăng cường vận động.
  • Người bệnh có thể uống thêm sorbitol. Đây là một loại đường tự nhiên, không hấp thu vào máu và có giúp phân mềm do có thể hút nước vào phân. Táo, nho, lê, đậu, mận và dâu tây là những loại quả chứa sorbitol.
  • Nếu người bệnh áp dụng các phương pháp trên mà không hiệu quả thì có thể sử dụng thuốc nhuận tràng. Tốt hơn hết, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán về tình trạng bệnh.
bệnh táo bón ở người già

Tập thể dục thường xuyên để điều trị bệnh táo bón

Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin đầy đủ về bệnh táo bón ở người già. Tree Boss hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị các triệu chứng và vấn đề bệnh. Hơn nữa để chăm sóc sức khỏe của người già tốt hơn, bạn cũng có thể sử dụng thiết bị massage toàn thân. Hãy liên hệ ngay số Hotline 0961501507 – 0966501507 nếu bạn có nhu cầu cần tư vấn chi tiết nhé!

>>>> KHÁM PHÁ THÊM

Bình luận
HOTLINE

1900 636 118

KẾT NỐI
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

    ×

    Đăng ký tư vấn

    1900 636 118
    Messages
    treeboss.vn
    Tổng đài
    1900 636 118
    Tư vấn qua
    Messenger
    Tư vấn qua
    Zalo