Trang chủ / Thông tin sức khỏe / Bị giãn dây chằng lưng nên làm gì? Nguyên nhân & triệu chứng

Bị giãn dây chằng lưng nên làm gì? Nguyên nhân & triệu chứng

Dây chằng lưng là bộ phận giúp lưng được hoạt động linh hoạt. Nếu bạn mắc phải các chứng đau lưng thì đó là những dấu hiệu có nguy cơ bị giãn dây chằng lưng. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bệnh giãn dây chằng lưng là gì? Cách chữa giãn dây chằng lưng tại nhà như thế nào? Hãy cùng Tree Boss tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

1. Giãn dây chằng lưng là gì?

Dây chằng lưng là bộ phận bao quanh khớp xương ở vùng cột sống, có nhiệm vụ cố định đầu khớp. Nếu bạn bị đau lưng là có thể do dây chằng lưng đã bị ảnh hưởng. Khi vận động sai tư thế hoặc quá sức khiến dây chằng bị kéo giãn và gây ra tổn thương, đây là hiện tượng giãn dây chằng lưng. Đau dây chằng ở lưng thường chia thành 2 mức độ đau nhẹ và tổn thương nặng.

bị giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng lưng là bệnh gì?

2. Nguyên nhân bị giãn dây chằng lưng

Có nhiều lý do khiến dây chằng lưng bị giãn nhưng người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có phương án điều trị thích hợp. Sau đây sẽ cung cấp cho bạn các nguyên nhân phổ biến.

2.1 Do chấn thương

Một số trường hợp bệnh giãn dây chằng lưng là do chấn thương gây nên. Các hoạt động mạnh tác động lên vùng dây chằng khiến lưng đau thắt. Lúc này, dây chằng co giãn bất thường, bị xoắn, đứt hoặc rách do chấn thương gây ra. Các cơ xung quanh dây chằng phải hoạt động bù đắp cho chấn thương. Đây là cơ chế để ngăn chặn dây chằng tổn thương thêm.

bị giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng lưng do luyện tập quá sức

2.2 Do tác động từ công việc

Người bệnh giãn dây chằng lưng có thể là do công việc tác động trực tiếp lên lưng. Trường hợp người bệnh ngồi sai tư thế làm việc hoặc những người lao động phải mang vác nặng,… khiến dây chằng lưng co giãn. Do đó, bạn nên chú ý đến sức khỏe cột sống để tránh mắc hiện tượng này.

triệu chứng giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng lưng do làm công việc nặng

>>>> XEM THÊM: 7 bài tập yoga chữa đau lưng vai gáy, thoát vị đĩa đệm dứt điểm

2.3 Do hoạt động sai tư thế

Một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh giãn dây chằng lưng là do hoạt động sai tư thế. Việc cúi xuống, đứng lên trong thời gian lâu sẽ xảy ra tình trạng mỏi cơ. Cơ thể cúi xuống sẽ đặt toàn bộ trọng lượng lên vùng cột sống, ảnh hưởng đến dây chằng. Lúc này, dây chằng căng giãn quá mức và suy yếu dần. Đồng thời, phần cơ bắp hoạt động cũng khiến dáng đi trở nên bất thường hơn.

bị giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng lưng do ngồi sai tư thế

2.4 Giãn dây chằng do mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao giãn dây chằng lưng. Trong quá trình mang thai, bộ phận lưng phải chịu đựng trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên cột sống. Nhiều trường hợp tăng cân không kiểm soát sẽ khiến dây chằng biến đổi bất thường. Do đó, những bà bầu cần lưu ý và tránh làm việc nặng để không bị đau lưng.

bị giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng lưng do mang thai

2.5 Do bệnh lý

Nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn dây chằng lưng là do từng mắc phải một số bệnh về cột sống. Người thường mắc chứng như đau cột sống, phình lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên dây chằng. Cột sống có cấu tạo phức tạp gồm nhiều vùng chức năng nên người có bệnh lý rất dễ gặp hiện tượng này.

bị dãn dây chằng thắt lưng

Giãn dây chằng lưng do bệnh lý khác

2.6 Do các yếu tố tiềm ẩn khác

Ngoài các nguyên nhân trên còn có nhiều mối nguy hiểm khác tác động lên lưng bạn. Tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát cũng gia tăng áp lực lên cột sống và giãn dây chằng lưng. Bệnh cạnh đó, các yếu tố tiềm ẩn như làm công việc nặng, ngồi sai tư thế đều góp phần gây tổn thương dây chằng. Nếu bạn không chữa trị kịp thời thì sẽ trở thành căn bệnh mãn tính.

bị giãn dây chằng lưng

Bệnh béo phì gây giãn dây chằng lưng

3. Dấu hiệu bị giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng lưng khiến cuộc sống sinh hoạt trở nên phiền toái và khó khăn hơn. Bên cạnh triệu chứng đau thắt, người bệnh giãn dây chằng lưng còn có các dấu hiệu sau đây:

  • Xuất hiện các cơn đau nhẹ, đau âm ỉ, dữ dội.
  • Đau khi thay đổi tư thế như xoay người, cúi gập,…
  • Nổi các vết sưng đỏ, viêm khớp, nóng.
  • Cơn đau nhức, tê buốt khi chuyển thời tiết.
  • Khớp xương căng cứng vào buổi sáng.
  • Tư thế dáng đi bị lệch do ảnh hưởng của dây chằng.
  • Toàn thân khó chịu, đau nhức khắp người.

>>>> THAM KHẢO NGAY: Đau lưng không cúi được là bệnh gì? Nguyên nhân & cách điều trị kịp thời nhất

4. Bị giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Bị giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không? Thực tế, bệnh lý có thể xảy ra ở hai mức độ nhẹ và nặng. Trường hợp dây chằng co giãn nhẹ, cơn đau xuất hiện và chấm dứt sau vài ngày. Nếu dây chằng bị tác động mạnh hơn thì xuất hiện các đơn âm ỉ, liên tục và ảnh hưởng nhiều chức năng vận động. Khi gặp các dấu hiệu này, người bệnh nên có phương pháp chữa trị kịp thời và đúng hướng. Nếu không tình trạng sẽ tiến triển xấu và gây đứt dây chằng. 

bị giãn dây chằng lưng

Dấu hiệu bệnh giãn dây chằng lưng

Thời gian phục hồi dây chằng lưng tùy thuộc vào mức độ tổn thương của bạn. Như đã nói ở trên, các trường hợp nhẹ có thể hồi phục trong vài ngày. Trường hợp nặng hơn sẽ mất nhiều thời gian có thể đến vài tháng. Tuy nhiên,  thời gian bình phục của mỗi người khác nhau tùy vào tình trạng sức khỏe.

5. Cách sơ cứu xử lý khi bị giãn dây chằng lưng

Bị giãn dây chằng lưng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng không biết cách sơ cứu sẽ gây tổn thương thêm cho dây chằng. Do đó ngay sau khi chấn thương, bạn nên chườm đá vào lưng. Đồng thời, bạn không nên dán hoặc thoa dầu có công dụng làm nóng vì khiến dây chằng giãn ra. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng để mau chóng phục hồi.

nguyên nhân bị giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không?

6. Mẹo điều trị bị đau lưng giãn dây chằng

Tùy theo mức độ biểu hiện của tình trạng bệnh, người bệnh cần lựa chọn phương pháp thích hợp. Dưới đây là các mẹo chữa đau dây chằng hữu ích mà bạn có thể tham khảo ngay.

6.1 Nghỉ ngơi, thư giãn

Sau khi bị chấn thương dây chằng, người bệnh không nên cố gắng di chuyển hoặc cử động mạnh. Thay vào đó, bạn nên nằm tại chỗ và chườm đá lên vùng lưng. Bạn phải nằm trong tư thế ngửa người, thả lỏng cơ thể. Biện pháp này nhằm giúp dây chằng thư giãn và giảm áp lực lên lưng. Khi tình trạng dần ổn định, bạn có thể hoạt động trở lại nhẹ nhàng.

bị giãn dây chằng lưng

Nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể

6.2 Thực hiện chườm lạnh

Khi giãn dây chằng lưng bạn không nên chườm nóng hoặc thoa dầu nóng. Vì nhiệt độ cao sẽ làm dây chằng giãn ra thêm và khó trở lại trạng thái ban đầu. Chính vì thế, chườm lạnh có thể giúp giảm đau, giảm viêm hiệu quả.

Cách chườm lạnh:

  • Dùng túi hoặc khăn mềm bọc gọn viên đá lạnh.
  • Chườm lên vùng lưng tổn thương khoảng 30 phút.
  • Thực hiện chườm 4 giờ mỗi ngày.
bị giãn dây chằng lưng

Điều trị bằng cách chườm lạnh

6.3 Sử dụng lưng đai cố định

Người bệnh được khuyên dùng lưng đai cố định để hỗ trợ điều trị và giảm áp lực lên cột sống. Ngoài ra, đai lưng cố định còn là giải pháp tuyệt vời dành cho những ai mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống. Đồng thời, bạn cần hạn chế những tác động từ bên ngoài, tránh tổn thương nghiêm trọng.

xử lý khi bị giãn dây chằng lưng

Sử dụng đai lưng cố định

>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ: Ngồi nhiều đau lưng phải làm gì? Nguyên nhân & cách phục hồi

6.4 Xoa bóp và massage

Xoa bóp và massage là một phương pháp hiệu quả dành cho người bệnh giãn dây chằng lưng. Việc thực hiện động tác massage nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông, giảm đau nhức. Đồng thời, quá trình xoa bóp có thể làm thư giãn dây thần kinh và xương khớp. Bạn nên dành thời gian 20 – 30 phút mỗi ngày để thư giãn cơ thể.

bị giãn dây chằng lưng

Xoa bóp và massage

6.5 Điều chỉnh chế độ thực đơn ăn uống

Bên cạnh các phương chữa bệnh bạn cần quan tâm đến chế độ ăn uống. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi dây chằng nhanh hơn. Ngoài ra, các thành phần như Vitamin C, D, Canxi, Axit béo, Protein,… còn có tác dụng giảm sưng viêm. Đồng thời, chúng cũng chống lão hóa, thoái hóa và cải thiện sức khỏe tổng thể.

bị giãn dây chằng lưng

Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe

6.6 Luyện tập yoga

Đối với một số người bệnh giãn dây chằng lưng, luyện tập yoga là phương pháp hiệu quả nhất. Việc thực hiện tư thế yoga nhằm giúp tăng cường độ dẻo dai cho cơ bắp và dây chằng. Đồng thời, chúng sẽ cải thiện sức mạnh cột sống, tăng khả năng linh hoạt cho khớp xương. Dưới đây là bài tập yoga nâng cánh tay và chân cho người giãn dây chằng lưng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm sấp trên mặt sàn, thả lỏng cơ thể.
  • Bước 2: Giơ tay trái lên cao, chân thẳng, mũi chân chạm mặt sàn.
  • Bước 3: Ngẩng đầu, đồng thời nâng chân phải khỏi mặt đất.
  • Bước 4: Hít thở đều, duy trì tư thế trong 5 giây.
  • Bước 5: Thả lỏng và trở lại vị trí ban đầu.
  • Bước 7: Thực hiện tương tự đối với tay và chân còn lại.
hiện tượng giãn dây chằng lưng

Luyện tập yoga chữa đau dây chằng ở lưng

6.7 Dùng thuốc giảm đau

Nếu mức độ tổn thương của dây chằng gây đau nhức dữ dội, bệnh nhân cần dùng thuốc. Acetaminophen và Ibuprofen là thuốc giảm đau không kê đơn sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, bạn cũng cần kết hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ khả năng phục hồi hiệu quả và nhanh chóng.

bị giãn dây chằng lưng

Dùng thuốc giảm đau

6.8 Vật lý trị liệu 

Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp giúp cho người bệnh giảm đau đáng kể. Việc áp dụng vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, căng, nhức, điều hòa khí huyết và tăng tính linh hoạt cho cột sống. Liệu pháp này sẽ tác động hầu hết lên cơ xương, giúp bạn ngăn ngừa đau lưng và tránh tái phát bệnh.

bị giãn dây chằng lưng

Tập vật lý trị liệu cho người bị giãn dây chằng lưng

6.9 Nhận tư vấn và phẫu thuật

Trong nhiều trường hợp dây chằng bị tác động mạnh, bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật. Người bệnh thường xuyên đau dữ dội và thất bại trong điều trị nội khoa (trên 3 tháng) thì sẽ phải tư vấn phẫu thuật. Sau đó, bệnh nhân được hướng dẫn chế độ ăn uống và vật lý trị liệu nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi bệnh.

bị giãn dây chằng cột sống

Nhận hỗ trợ tư vấn từ bác sĩ

7. Các lưu ý đối với bệnh nhân bị giãn dây chằng lưng

Trong quá trình áp dụng phương pháp chữa bệnh, người bệnh cần tuân thủ đúng lộ trình. Bên cạnh đó, người bị giãn dây chằng lưng cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Tránh vận động mạnh hoặc quá sức.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh và thói quen làm việc đúng tư thế.
  • Luyện tập yoga hoặc thể thao nhẹ nhàng.
  • Chú ý hoạt động hằng ngày, không xoay người đột ngột.
bị giãn dây chằng lưng

Tập thể dục nâng cao sức khỏe cho cột sống

8. Cách phòng ngừa giãn dây chằng thắt lưng

Hầu hết các triệu chứng bị giãn dây chằng lưng đều có thể được phòng ngừa. Do đó, để ngăn ngừa bệnh tái phát và giảm nguy cơ mắc bệnh bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Duy trì cân nặng ổn định để giảm áp lực lên cột sống.
  • Phòng ngừa chấn thương xảy ra khi chơi thể thao, lao động, tham gia giao thông.
  • Không nên làm việc quá sức, cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
  • Tránh thực hiện sai tư thế khi ngủ và trong sinh hoạt.
  • Không thay đổi tư thế đột ngột.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cơ thể tổng quát.
bị giãn dây chằng lưng

Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cho người bị giãn dây chằng lưng do https://treeboss.vn/ cung cấp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp phù hợp nhất. Ngoài ra, khách hàng có nhu cầu tư vấn thiết bị thư giãn kết hợp công nghệ nhiệt hồng ngoại cao cấp thì hãy liên hệ ngay qua số Hotline 0961501507 – 0966501507 để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ tư vấn nhiệt tình nhé!

>>>> KHÁM PHÁ THÊM

Bình luận
HOTLINE

1900 636 118

KẾT NỐI
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

    ×

    Đăng ký tư vấn

    1900 636 118
    Messages
    treeboss.vn
    Tổng đài
    1900 636 118
    Tư vấn qua
    Messenger
    Tư vấn qua
    Zalo