Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp ở nhiều lứa tuổi, bệnh gây ra các đau đớn, ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân. Về vấn đề “đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ, tập luyện thể thao hay không?”, nhiều chuyên gia cho rằng đây là một phương pháp chữa trị rất hiệu quả. Hãy đọc bài viết dưới đây của Tree Boss để nắm được cách đi bộ, tập luyện thể thao đúng cách trong quá trình điều trị bệnh lý nhé!
1. Bệnh đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân
Dây thần kinh tọa có chức năng điều khiển các động tác của chân như đi lại, đứng lên, ngồi xuống. Đau thần kinh tọa còn được gọi là bệnh đau dây thần kinh hông to. Khi dây thần kinh gặp tổn thương hoặc bị chèn ép, bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau. Thêm vào đó bởi dây thần kinh tọa nằm ở vị trí chạy dọc thắt lưng xuống chân nên khi mắc bệnh lý, đa số bạn sẽ cảm thấy đau nhức tại khu vực vùng hông và đùi.

Đau dây thần kinh tọa
Thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống, viêm khớp, chấn thương, nhiễm trùng, khối u cột sống, thoái hóa khớp,… là những nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Người mắc bệnh lý thường có các triệu chứng đau đớn dọc theo dây thần kinh tọa, nóng rát, tê cứng hoặc mỏi yếu từ vùng thắt lưng đến mông và mặt sau cẳng chân khi cúi người, ngồi lâu,… Bệnh lý sẽ ảnh hưởng xấu đến rễ thần kinh và quá trình di chuyển, đi lại.
2. Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ, chạy bộ không?
Vấn đề đau dây thần kinh có nên đi bộ, chạy bộ hay không luôn được nhiều bệnh nhân thắc mắc. Nhiều chuyên gia cho rằng việc đi bộ, chạy vừa sức sẽ giúp thư giãn dây chằng cột sống lưng, giảm thiểu tình trạng co cứng cơ và khớp. Vì vậy việc đi bộ, chạy bộ đối với người bị đau dây thần kinh tọa sẽ giúp cải thiện quá trình điều trị bệnh tốt hơn. Lợi ích khi đi bộ, chạy bộ cụ thể như:
- Tránh tình trạng bại liệt phần thân dưới, cải thiện những cơn đau nhức và cứng khớp.
- Đẩy mạnh quá trình lưu thông máu, cơ và khớp xương được thư giãn, giảm thiểu tình trạng dây thần kinh bị chèn ép.
- Giúp phần sụn khớp được nuôi dưỡng tốt hơn, xương khớp có độ linh hoạt và sức bền cao hơn từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp xương khi vào độ tuổi trung niên.
- Tăng cường độ đàn hồi của cột sống và các khớp xương, giảm áp lực của khối lượng cơ thể lên đĩa đệm, cột sống và tủy sống.

Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ, chạy bộ không?
>>>> XEM NGAY: 5 mẹo massage trị đau thần kinh tọa hữu hiệu, an toàn nhất
3. Phương pháp đi bộ đúng cách
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải đi bộ đúng cách, phù hợp với tình trạng bệnh thì mới đem lại hiệu quả điều trị cao. Dưới đây là phương pháp hoạt động đúng cách mà bạn nên tham khảo.
3.1 Giai đoạn chuẩn bị
Trước khi bắt đầu đi bộ, người bị bệnh đau dây thần kinh tọa cần chuẩn bị các bước sau. Điều này sẽ hạn chế được các chấn thương khiến bệnh lý trở nặng.
- Mang trang phục mỏng nhẹ, rộng rãi và thoáng mái để quá trình đi bộ diễn ra thoải mái.
- Chọn giày thể thao đúng kích thước, êm chân.
- Đi bộ tại những khu vực có không khí trong xanh, yên tĩnh và địa hình dễ đi lại.
- Trước khi đi bộ 30 – 60 phút thì không nên ăn quá no.
- Nên đem theo nước để bổ sung trong suốt quá trình đi bộ.

Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ? Lưu ý chọn giày thể thao đúng kích thước, êm chân
3.2 Giai đoạn khởi động
Không chỉ riêng trước khi bắt đầu đi bộ mà cả những bài tập vận động khác, bạn cũng cần khởi động từ 10 – 15 phút bằng các động tác xoay hông, xoay khớp gối,… Điều này sẽ giúp cơ thể thích ứng và chuẩn bị cho việc vận động. Quá trình khởi động sẽ kích thích lưu thông máu, kéo giãn các cơ khớp và từ đó hạn chế dây thần kinh bị chèn ép, các chấn thương khi đột ngột hoạt động mạnh.

Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ? Khởi động trước khi luyện tập
>>>> ĐỌC THÊM: 8 cách chữa đau dây thần kinh liên sườn tại nhà dứt điểm
3.3 Kỹ thuật đi bộ
Việc đi bộ đúng kỹ thuật có vai trò rất quan trọng. Bởi nếu sai kỹ thuật, bài tập đi bộ không những kém hiệu quả mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.
- Khởi động, làm nóng người trước khi đi bộ 10 – 15 phút.
- Bắt đầu đi bộ một cách chậm rãi, nhẹ nhàng rồi sau đó mới nâng cao cường độ tùy theo thể lực của bản thân.
- Thời gian đầu nên đi chậm để quen dần rồi nâng cao tốc độ.
- Khi di chuyển vùng lưng, đầu, vai phải thẳng và thả lỏng chân tay, độ dài bước chân vừa phải.

Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ không?
3.4 Thời gian hoạt động
Khi sử dụng bài tập đi bộ để chữa đau dây thần kinh tọa, bạn cũng cần chú ý thời gian luyện tập không được quá lâu để tránh tác dụng ngược khi điều trị.
- Đối với người mới bắt đầu thì chỉ nên đi bộ 20 – 30 phút/ngày và một tuần 3 – 4 lần tùy theo thể trạng từng người.
- Sau một thời gian luyện tập, bạn có thể gia tăng thời gian đi bộ lên 45 – 60 phút hoặc chia thời gian luyện tập thành 2 buổi mỗi ngày.
- Nên luyện tập vào buổi sáng và chiều tối sau khi tan làm.
- Nên nghỉ ngơi ngay nếu cảm thấy mệt mỏi, đau nhức và điều chỉnh lại thời gian luyện tập sao cho phù hợp.

Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ? Nên luyện tập vào buổi sáng và chiều tối sau khi tan làm
4. Các lưu ý khi đi bộ trị đau dây thần kinh tọa
Ngoài việc chuẩn bị, khởi động trước khi đi bộ và kỹ thuật, thời gian luyện tập đúng cách thì bạn cũng cần lưu ý thêm nhiều vấn đề khác. Một số lưu ý quan trọng dưới đây:
- Có thể luyện tập bằng máy chạy bộ tại nhà hoặc đi bộ ở khu vực công viên
- Nên xin tư vấn của chuyên gia để đem lại hiệu quả tập luyện tốt nhất.
- Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà có lộ trình luyện tập phù hợp.
- Khi đi bộ, cơ thể cần được thả lỏng, giữ đều tốc độ và tránh gắng quá nhiều sức.
- Sẽ mất một thời gian mới mang lại hiệu quả nên bạn cần phải luôn kiên trì.

Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ? Các lưu ý khi đi bộ trị đau dây thần kinh tọa
5. Đau thần kinh tọa có tập thể dục, thể hình được không?
Việc tập thể dục, thể hình không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau dây thần kinh tọa mà còn cải thiện các cơn đau do các bệnh xương khớp. Việc luyện tập sẽ nâng cao sức đề kháng và tính dẻo dai, đàn hồi của khớp xương. Dưới đây là những lưu ý và các bài tập mà bạn có thể tham khảo trong quá trình tập thể dục, thể hình.
5.1 Các bài tập phù hợp trị đau dây thần kinh
Nếu bạn muốn luyện tập thể thao tại nhà để cải thiện cơn đau dây thần kinh tọa, bạn có thể tham khảo 3 bài tập giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh dưới đây. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi áp dụng các bài tập để mang hiệu quả tốt cho việc chữa trị.
Bài tập cho vùng thắt lưng
- Nằm trên thảm hoặc mặt phẳng, dùng gối kê dưới đầu, tiếp đó hãy cong hai gối lên, giữ cho bàn chân duỗi thẳng và dang rộng bằng hông. Thả lỏng phần thân trên và gặp cằm về phía ngực
- Dùng 2 tay ôm lấy gối phải rồi kéo dần lên phía ngực cao nhất có thể, giữ tư thể trong 20 – 30 giây và hít thở sâu. Thực hiện ngược lại đối với chân bên trái, động tác liên tục từ 3 – 5 lần
- Lưu ý: Chú ý không giữ phần cổ, vai và phần ngực quá mức thoải mái và không nên quá gắng sức.

Bài tập cho vùng thắt lưng
Bài tập kéo giãn lưng
- Nằm sấp trên sàn và tì người lên khuỷu tay, duỗi thẳng xương cột sống sao cho thoải mái nhất.
- Chống hai tay xuống sàn, nâng vai đưa ra sau nhưng vẫn giữ cổ thẳng. Hít thở đều và giữ tư thế trong 10 giây. Thực hiện lại bài tập này từ 3 – 5 lần
- Lưu ý: Cần giữ thẳng hông và tránh ngửa cổ ra sau, kéo giãn cơ thể quá mức.

Bài tập kéo giãn lưng
Bài tập kéo giãn cơ đùi sau
- Đứng thẳng, giữ thăng bằng khi đặt một chân lên chiếc ghế nhỏ sau đó duỗi thẳng các ngón chân.
- Chầm chậm đưa người về trước nhưng vẫn thẳng lưng, giữ tư thế trong khoảng 20 – 30 giây kết hợp thở sâu. Đổi chân và thực hiện lại các tư thế. Bạn nên thực hiện động tác 3 – 5 lần mỗi ngày.
- Lưu ý: Luôn thẳng lưng khi thực hiện bài tập và không nên luyện tập quá sức

Bài tập kéo giãn cơ đùi sau
>>>> THAM KHẢO NGAY: Bị giãn dây chằng lưng nên làm gì? Nguyên nhân & triệu chứng
5.2 Một số lưu ý khi tập luyện
Vì để cho quá trình điều trị đau dây thần kinh tọa diễn ra thuận lợi, bạn cần luyện tập thể thao đúng cách và phù hợp. Dưới đây là một số điều cần chú ý khi luyện tập để giúp bạn cải thiện tình trạng các cơn đau:
- Bài tập phù hợp: Người bị bệnh đau dây thần kinh tọa thì vùng lưng và cột sống có khả năng chịu áp lực kém hơn người bình thường nên vận động sẽ khó khăn hơn. Vì vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ để lựa chọn bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng của bản thân.
- Cường độ luyện tập: Trước khi luyện tập bất kì môn thể thao, bài tập nào cũng phải khởi động làm nóng người. Do đó, bạn nên tập từ cường độ chậm rồi từ từ nâng cao cường độ. Việc tập luyện với cường độ phù hợp, không quá sức sẽ giảm được nguy cơ gặp chấn thương và cải thiện tình trạng cơn đau.
- Thời gian: Khoảng thời gian luyện tập tốt nhất là vào buổi sáng tại những nơi có địa hình bằng phẳng, yên tĩnh và không khí thoáng mát. Mỗi ngày chỉ nên tập từ 20 – 30 phút và kết hợp hít thở khi luyện tập để mang lại hiệu quả cao nhất.

Đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ, tập luyện?
Bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc giải đáp được thắc mắc “đau dây thần kinh tọa có nên đi bộ, tập thể dục hay không?” Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp luyện tập với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh để có kết quả điều trị tốt nhất. Đặc biêt, bạn có thể sử dụng Tree Boss nhằm cải thiện tình trạng các cơn đau nhức. Hãy liên hệ cho chúng tôi ngay qua số Hotline 0961501507 – 0966501507 nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ nhé!
>>>> KHÁM PHÁ NGAY
- Cách làm giảm đau xương chậu sau sinh & mang thai an toàn
- 20 bài tập chữa đau lưng dưới, trên hiệu quả với tư thế đơn giản

Tôi là Nguyễn Anh Tuấn hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc của công ty Cổ phần XNK Tree Boss. Chúng tôi thành lập công ty với ước mơ sản xuất những chiếc ghế massage chất lượng cao để phụng dưỡng cha mẹ, người thân và gia đình của mọi người