Hiện tượng đau lưng không cúi được ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh hoạt cũng như sự vận động khó khăn của cơ thể. Những cơn đau thắt chặt thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi hoặc do bắt nguồn từ các căn bệnh về xương khớp. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lý sẽ gây nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây của TREE BOSS để tìm hiểu chi tiết các thông tin và phương pháp chữa trị nhé!
1. Đau lưng không cúi được là bệnh gì?
Đau lưng không cúi được là triệu chứng dễ dàng bắt gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên, nếu bất kỳ ai vận động không đúng cách hoặc ngồi sai tư thế cũng có thể gặp phải tình trạng bệnh. Phần xương cột sống bị tổn thương sẽ gây áp lực lên các dây thần kinh. Sau đây là một số nguyên nhân cụ thể:
1.1 Bệnh gai đốt sống
Triệu chứng đau không cúi được là dấu hiệu cảnh báo bệnh gai đốt sống. Điều này cho thấy phần cột sống lưng đã xuất hiện những gai xương hoặc dây chằng và đĩa sụn đè nén lên các dây thần kinh.
Triệu chứng bệnh
- Đau lưng dưới không cúi được là triệu chứng dễ nhận thấy nhất.
- Những cơn đau âm ỉ ở phần cột sống lưng dần lan ra các phần xung quanh với tần suất dữ dội.
- Tình trạng đau nhức tỏa ra hai bên hông và xuống phần mông gây cảm giác ê ẩm, mỏi mệt.
- Nếu người bệnh càng vận động thì mức độ nhói càng gia tăng.
- Không những đau lưng không cúi được mà vị trí này sẽ tê bì dẫn đến mất cảm giác phần cột sống tạm thời.
- Nhóm cơ lưng co thắt, yếu dần, các chi tê cứng.
- Mọi cử động cơ thể đều bị hạn chế.
1.2 Bệnh thoái hóa thắt lưng cột sống
Đau lưng không cúi được còn bắt nguồn từ bệnh thoái hóa thắt lưng. Lúc này, sụn khớp và các cơ xương xung quanh phần lưng có dấu hiệu bị bào mòn. Gai xuất hiện trên đốt sống gây chèn ép các tĩnh mạch, rễ dây thần kinh.
Triệu chứng bệnh
- Người bệnh tự nhiên đau lưng không cúi được, hiện tượng bắt đầu ở phần lưng dưới xuống mông và hai bên đùi trên.
- Đau nhói dữ dội ở phần lưng và không có dấu hiệu giảm.
- Bệnh lý có thể giảm thiểu nếu được nằm nghỉ ngơi.
- Đau nhức bùng phát theo từng cơn gây ra cảm giác khó chịu.
- Hai chân cũng bị ảnh hưởng dẫn đến tê cứng và ngứa ran.
- Chân tay yếu đi, cơ thể mất nhiều sức.
- Bên cạnh đau cứng lưng không cúi được, người bệnh còn gặp chứng co thắt bắp chân.
- Tác động đến bàng quang và ruột gây mất kiểm soát.
>>>> ĐỪNG NÊN BỎ LỠ: Ngồi nhiều đau lưng phải làm gì? Nguyên nhân & cách phục hồi
1.3 Bệnh thoát vị đĩa đệm
Đây là một căn bệnh phổ biến gây nên chứng đau lưng không cúi được. Các lớp đĩa đệm đi theo những vết rách của bao xơ và trượt ra bên ngoài. Do đó, phần ống sống lưng và dây thần kinh xung quanh bị tác động mạnh dẫn đến tổn thương nặng nề.
Triệu chứng bệnh
- Vị trí thoát vị đau nhức liên hồi.
- Người bệnh bị đau lưng không cúi xuống được.
- Gây ảnh hướng đến 4 chi khiến nóng ran, ngứa khó chịu, tê bì.
- Mất cảm giác phần lưng.
- Di chuyển, vận động trở nên khó khăn.
- Phần cơ bị yếu và teo dần.
- Xuất hiện dấu hiệu chóng mặt, nhức mỏi đầu, tâm trạng bực bội.
1.4 Bệnh viêm cột sống dính khớp
Phần cột sống lưng và khớp bị dính liền nhau gây nên hiện tượng đau lưng không cúi được. Các cơ xương tại vị trí này cũng bị tổn thương, lan dần ra vùng chậu và các chi. Hơn nữa, những điểm bám gân xuất hiện tình trạng viêm và sưng tấy. Nếu người bệnh không chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tàn phế các khớp.
Triệu chứng bệnh
- Những cơn đau hay xuất hiện vào buổi sáng và đêm đến.
- Tình trạng căng nhức rõ rệt ở các khớp lớn.
- Khớp xương thường bị cứng và tê vào mỗi sáng thức dậy.
- Không thể đứng thẳng.
- Do người khòm nên chiều cao thấp hơn trước.
- Sụt cân trầm trọng.
- Xuất hiện thêm những cơn sốt nhẹ.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 10 cách trị đau lưng tại nhà giúp “đập tan” bệnh lý hiệu quả
1.5 Bệnh đau thần kinh tọa
Các dây thần kinh tọa bị chèn ép, tổn thương quá mức khiến đau lưng không cúi được. Cơn đau sẽ hình thành bắt đầu ở vùng cột sống lưng, sau đó chạy dọc xuống các cơ phía sau chân. Thoát vị đĩa đệm cũng là nguồn gốc của bệnh lý. Bạn sẽ cảm nhận được các cơ xương giật liên hồi, nhói từng cơn và có xu hướng nghiêng về một bên.
Triệu chứng bệnh
- Cơn đau âm ỉ dọc theo đường dây thần kinh tọa.
- Đau lưng từ nhẹ chuyển sang mạnh dần.
- Bắt đầu hiện tượng đau và nhói ở cột sống lưng và lan xuống dưới hông và mông.
- Đau lưng không cúi được, vận động cơ thể yếu.
- Hai chân cũng gặp tình trạng châm chích khó chịu
- Mỗi động tác cử động xoay người đều đau nhức nhối.
- Bàng quang và ruột gặp các vấn đề mất kiểm soát.
1.6 Bệnh trượt đốt sống thắt lưng
Bệnh này là biểu hiện của việc các đốt sống ở trên bị lệch ra phía trước so với đốt sống lưng dưới. Những vận động viên cử tạ hay tập thể dục dụng cụ rất dễ gặp phải tình trạng trên nếu thao tác tập không chính xác. Ngoài ra, nguyên nhân bệnh còn do các cơ xương ở lưng bị gãy gây đau nhói “cực độ”.
Triệu chứng bệnh
- Lưng dưới bị đau nhức liên hồi.
- Cơn đau dần lan tỏa xuống vùng đùi.
- Cơ mông và cơ gân kheo căng cứng, tê bì.
- Toàn bộ phần lưng và chân căng đau dữ dội.
1.7 Bệnh khối u xương cùng
Khi gặp triệu chứng đau lưng không cúi được thì bạn cũng có thể mắc phải bệnh u xương cùng (hay còn gọi là ung thư xương). Nếu khối u không được phát hiện kịp thời sẽ gây nguy hiểm lớn đến người bệnh. Vị trí dây thần kinh tỏa cũng bị ảnh hưởng nặng nề, mất cảm giác bàng quang và ruột.
Triệu chứng bệnh
- Đầu tiên là tình trạng đau thắt lưng không cúi được.
- Đau lưng khi ngồi xuống cũng như đứng thẳng.
- Cơn đau lan tỏa dần xuống vùng lưng dưới.
- Những cử động sẽ khiến cơn đau gia tăng.
1.8 Bệnh đau cơ xơ hóa
Căn bệnh khiến bạn đau vùng thắt lưng không cúi xuống được tiếp theo đó là cơ xương xơ hóa hay còn gọi là chứng rối loạn dây thần kinh thắt lưng. Tình trạng này báo hiệu các khớp cơ đang chịu một áp lực lớn, đồng thời ngăn chặn việc truyền thông tin đến vùng não dẫn đến chứng đau đầu.
Triệu chứng bệnh
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Đau lưng không cúi được đi kèm với nhức cứng đầu khó chịu.
- Bị mất ngủ, hay thức giấc vào nửa đêm.
- Tay và chân ngứa kèm theo tê bì.
- Rối loạn trí nhớ.
- Chứng đau ruột dữ dội.
2. Nguyên nhân bị đau lưng không cúi xuống được
Ngoài ra, một số nguyên nhân trong quá trình sinh hoạt hằng ngày cũng có thể gây ra các bệnh lý về đau nhức lưng. Dưới đây là các lý do thường gặp phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
- Chấn thương trong hoạt động thường ngày: Việc chơi thể thao, mang vác nặng hay tai nạn do tham gia giao thông,… đã gây ra chấn thương phần mô mềm khiến ảnh hưởng đến các dây chằng, gân cơ xung quanh vùng xương ống lưng.
- Tuổi tác cao: Xương khớp đau và yếu dần cũng phụ thuộc vào tác động từ tuổi già. Bởi lẽ, lúc này các khớp xương dần lão hóa và không còn linh hoạt. Dịch nhầy cũng bị khô nên dễ dẫn đến đau lưng không cúi xuống được, thắt quặn cột sống và khó khăn khi vận động.
- Vận động sai tư thế: Mọi sự chuyển động của cơ thể nếu sai tư thế cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của xương khớp. Chẳng hạn việc ngồi, đứng không đúng cách hay duy trì tư thế quá lâu gây ra sự tê bì các cơ.
- Hoạt động cơ thể với tần suất mạnh: Việc hoạt động quá mạnh hay cố làm việc vượt qua sức chịu đựng của cơ thể sẽ gây nên căng cơ toàn thân, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến cột sống. Nếu duy trì trong thời gian lâu, các dây thần kinh sẽ bị chèn ép liên tục khiến lưng kém linh hoạt dần.
>>>> KHÔNG THỂ BỎ LỠ: 7 bài tập yoga chữa đau lưng vai gáy, thoát vị đĩa đệm dứt điểm
3. Một số cách chữa đau lưng không cúi được
Bên cạnh nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cột sống không cúi được, bạn cũng nên nắm bắt các phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả. Xem ngay dưới đây nhé!
3.1 Điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi
Việc tốt nhất để giảm đau lưng không cúi được đó là sắp xếp thời gian thích hợp để nghỉ ngơi. Điều này phần nào giúp đốt sống lưng thư giãn, tránh những vận động của cơ thể gây ảnh hưởng đến những vị trí đau. Khi nằm nghỉ, bạn cần dùng các loại nệm và gối có độ êm nhất định để tạo sự thoải mái cho cơ thể. Ngoài ra, tư thế ngồi phải luôn đảm bảo thẳng người, ngực mở rộng và tránh khòm, cúi về trước quá nhiều.
3.2 Phương pháp chườm nóng/lạnh
Chườm nóng/lạnh không còn xa lạ với tất cả mọi người. Liệu pháp này ngoài việc chữa đau lưng không cúi được còn hỗ trợ điều trị tốt các chứng đau đầu, gáy, bả vai,… rất hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị một túi nước đá để chườm vào phần đau giúp giảm sưng viêm và sau đó chườm nóng để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, thư giãn cơ hoàn toàn.
3.3 Xoa bóp thư giãn vùng lưng
Xoa bóp nhẹ nhàng cũng là liệu pháp đơn giản, áp dụng ngay tại nhà để chữa trị tình trạng đau lưng. Bạn dùng lực bàn tay miết và vuốt từ từ phần lưng để các cơ tĩnh mạch được điều hòa. Sau đó, bạn sử dụng 2 ngón tay cái xoay tròn vào vị trí đau. Lưu ý thực hiện 15 – 20 phút mỗi ngày để thấy được tác dụng. Bên cạnh đó, nếu kết hợp một ít tinh dầu nóng sẽ giúp người bệnh được thư giãn tối đa.
3.4 Massage bằng thiết bị hồng ngoại
Công nghệ nhiệt hồng ngoại được trang bị trên ghế massage có thể giúp người bệnh “đập tan” những cơn nhức mỏi ngay lập tức. Đặc biệt, tính năng hâm nóng từ các sợi nhiệt Nano Carbon bố trí ở toàn bộ thân ghế sẽ giúp chữa dứt điểm tình trạng đau lưng không cúi được. Bởi lẽ, việc ngồi ghế mỗi ngày có thể hỗ trợ quá trình lưu thông máu đều đặn, đả thông kinh mạch và hệ xương được phục hồi.
3.5 Sử dụng thuốc giảm đau lưng
Đau thắt lưng vào các ngày thời tiết thay đổi hay do tính chất công việc ngồi nhiều sẽ gây ra tình trạng phần cột sống không được linh hoạt, hay bị căng và tê. Vậy thì, một số loại thuốc giảm đau tại nhà chắc chắn chính là giải pháp cứu chữa kịp thời. Bạn nên trang bị những loại như Paracetamol, miếng dán/ thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc nhóm NSAIDs (chống sưng viêm),…
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân khiến đau thắt lưng không cúi được bắt nguồn từ các loại bệnh về xương khớp và cơn đau biến chuyển ngày càng nặng. Điều tốt nhất là hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và kê đơn thuốc phù hợp.
3.6 Nẹp và cố định vùng lưng
Trong trường hợp triệu chứng đau thắt lưng không cúi được kéo dài dai dẳng, người bệnh nên sử dụng nẹp để giữ cố định phần cột sống lưng. Điều này sẽ giúp các hoạt động trở nên thoải mái hơn và vị trí đau được giữ ở tư thế thẳng tránh gây ảnh hưởng đến các vùng cơ xung quanh.
3.7 Nhận tư vấn và phẫu thuật
Nếu cơn đau kéo dài và ngày càng nặng trong khoảng từ 6 – 12 tuần có thể khiến việc vận động, sinh hoạt bị ảnh hưởng trầm trọng. Bạn cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn liệu pháp phẫu thuật phù hợp. Khi đã áp dụng cách này, người bệnh nên chuẩn bị việc chăm sóc sức khỏe tốt nhất sau quá trình kết thúc chữa trị.
4. Cách phòng ngừa đau vùng thắt lưng không cúi xuống được
Song song việc vận dụng các phương pháp chữa trị thì người bệnh cũng cần nắm bắt những mẹo phòng ngừa thích hợp. Điều này có thể hỗ trợ chữa trị dứt điểm triệu chứng và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Cùng tham khảo ngay nhé!
- Áp dụng các liệu pháp y học cổ truyền như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp
- Ngồi làm việc đúng tư thế đảm bảo các vị trí cổ, gáy và dọc xuống đốt sống lưng thẳng 1 hàng.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày được lành mạnh nhất.
- Tránh mang vác cồng kềnh, lao động quá sức sẽ dẫn đến tình trạng đau lưng không thể cúi được.
- Tuân thủ nhịp sống đúng theo đồng hồ sinh học. Chẳng hạn như tập thói quen đi ngủ đúng cách và đủ giấc từ 7 – 9 tiếng/ngày,…
- Không nên cố làm việc quá sức chịu đựng của cơ thể.
- Bố trí một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều dưỡng chất cho hệ xương khớp như Canxi, vitamin C, D,…
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường độ dẻo dai của xương khớp, cột sống. Lưu ý người bệnh nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với cơ thể đang bị đau.
- Yoga là bộ môn thể thao nhẹ nhàng hỗ trợ chứng đau lưng, giúp cơ xương trở nên linh hoạt.
- Không tạo căng thẳng, áp lực sẽ gây ảnh hưởng dây thần kinh trong cơ thể cũng dẫn đến đau mỏi lưng, nhức đầu,…
- Hạn chế thức khuya, cố gắng ngủ đúng giờ và đủ giấc.
- Không nên sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như: Rượu, bia, thuốc lá,…
- Không ăn các thực phẩm chế biến sẵn, đồ dầu mỡ,…
Hy vọng toàn bộ thông tin mà https://treeboss.vn/ cung cấp trên đây sẽ giúp người bệnh chữa khỏi chứng đau lưng không cúi được. Qua bài viết này, bạn đã có thể nắm rõ các nguyên nhân, cách phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị đúng đắn nhất. Nếu bạn đọc có nhu cầu tư vấn mua ghế massage trị liệu các bệnh lý về xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 0961501507 – 0966501507 để được hỗ trợ tối đa nhé!
>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ
- 15 cách chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả ngay trong 10 phút
- Đau nhức bắp chân là bệnh gì? Cách điều trị tại nhà
Tôi là Nguyễn Anh Tuấn hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc của công ty Cổ phần XNK Tree Boss. Tôi thành lập công ty với ước mơ sản xuất những chiếc ghế massage chất lượng cao để phụng dưỡng cha mẹ, người thân và gia đình của mọi người