Trang chủ / Thông tin sức khỏe / Đau nhức bắp chân là bệnh gì? Cách điều trị dứt điểm tại nhà

Đau nhức bắp chân là bệnh gì? Cách điều trị dứt điểm tại nhà

Đau nhức bắp chân là dấu hiệu thường gặp sau những buổi tập luyện nặng hay khi cơ thể trải qua một ngày làm việc mệt mỏi. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy việc di chuyển trở nên nặng nề, khó chịu và thường xuyên đau nhức mỗi khi chạm vào chân. Tuy nhiên, đau nhức bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân của bệnh như thế nào? Hãy cùng Tree Boss tham khảo chi tiết ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Đau nhức bắp chân là bệnh gì?

Nhức bắp chân là bệnh gì? Dưới đây là tổng hợp một số bệnh chi tiết tác động đến các mô cơ chân. Xem ngay!

1.1 Bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Người bị nhức bắp chân có thể mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch. Dấu hiệu là máu ở vùng chân sau không thể lưu thông đều mà đông tụ lại thành cục gây khó khăn trong việc di chuyển. Ngoài ra, bệnh DVT có thể xảy ra khi ngồi lâu không vận động chân thường xuyên hoặc trong người có tiền sử bị huyết áp cao.

Nếu mắc bệnh DVT thì xung quanh vùng chân cũng xuất hiện dấu vết bị sưng đỏ. Đồng thời, bạn càng di chuyển đi lại thì chân càng nhói, tình trạng viêm sẽ nặng hơn. 

đau nhức bắp chân

Bị nhức mỏi bắp chân do bệnh lý DVT

1.2 Hiện tượng suy giãn tĩnh mạch

Đau nhức cơ bắp chân còn là báo hiệu của bệnh suy giảm tĩnh mạch. Các dây chằng trên bắp chân sẽ phồng to, lộ rõ qua da do máu không được điều hòa. Nguyên nhân bởi các van tĩnh mạch bị tổn thương và yếu dần nên khiến máu chảy ngược lại làm ứ trệ hệ tuần hoàn. 

đau nhức bắp chân là bệnh gì

Suy giãn tĩnh mạch nặng ảnh hưởng lớn đến cơ bắp

Các dấu hiệu ban đầu của bệnh là tê chân, đau nhức khi đụng vào phần bắp chân sau và dần dần sẽ lan rộng xuống phần dưới chân. Người mắc bệnh cần tích cực điều trị. Bởi lẽ, nếu tình trạng kéo dài thì phần chân sẽ cử động không còn linh hoạt.

>>>> KHÔNG THỂ BỎ QUA: Massage bàn chân có tác dụng gì? Cách mát xa hữu hiệu

1.3 Viêm cân gan lòng bàn chân

Bệnh lý xảy ra khi phần chân sau bị tê cứng, co ngắn và đau nhức bắp chân khiến việc hỗ trợ hoạt động của bàn chân bị suy giảm.. Bệnh thường xuất hiện đối với những người có tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động hoặc nữ giới hay mang giày cao gót. Lúc này, các xương ở gót chân sẽ đau nhói, việc di chuyển và cử động co gập bàn chân trở nên khó khăn. 

bị nhức bắp chân

Viêm gan bàn chân gây khó khăn cho việc đi lại

1.4 Bệnh thần kinh do tiểu đường

Nguyên nhân đau nhức cơ bắp chân còn do ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường. Nếu lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường thì dễ dẫn đến việc tổn thương các dây thần kinh. Vì thế, bạn sẽ gặp tình trạng ngứa, tê cứng và mất cảm giác dần ở cơ bắp chân do hệ tuần hoàn máu hoạt động không đồng đều.

đau nhức bắp chân

Nhức bắp chân là bệnh gì? – Bắt nguồn từ tiểu đường

1.5 Hiện tượng chèn ép khoang

Người mắc hội chứng chèn ép khoang cũng bị nhức mỏi bắp chân. Bởi lẽ, tại vị trí này có một dải mô cứng, máu không thể lưu thông và tích tụ lại. Điều này gây chèn ép các dây thần kinh cùng với các mạch máu. Dấu hiệu nhận biết bệnh là ngứa ran, tê bì, nhức mỏi. Hơn nữa, việc tập thể dục sẽ khó khăn hơn vì chân có thể sưng đau, cơ phồng to rõ, khó di chuyển.

đau nhức 2 bắp chân

Bệnh chèn ép khoan dẫn đến bầm tím và đau cơ bắp chân

1.6 Viêm gân gót (gân Achilles)

Người bị viêm gân Achilles cũng có hiện tượng đau nhức bắp chân. Bởi phần gân gót được liên kết bởi chân sau và xương gót. Do đó, bạn sẽ gặp tình trạng đau thắt khi cố gắng tập thể dục và có thể bị đứt gân nếu chạy tốc độ nhanh hay di chuyển hướng chân đột ngột.

hiện tượng đau nhức bắp chân

Đau nhức cơ bắp chân – Bệnh viêm gân gót

1.7 Đau nhức thần kinh từng cơn

Bệnh đau nhức bắp chân xảy ra khi các dây thần kinh bị chèn ép. Việc tiếp nhận thông tin với phần dưới của chân bị đứt quãng, không liền mạch. Vì thế, người mắc bệnh sẽ gặp các triệu chứng đau nhức cách hồi ngay cả thời điểm nghỉ ngơi. Hơn nữa, dấu hiệu này còn ảnh hưởng đến dây thần kinh đốt sống lưng gây ra sự mệt mỏi và căng cứng.

đau nhức bắp chân

Bị nhức mỏi bắp chân từng cơn gây khó chịu khi vận động

1.8 Đau nhức động mạch từng cơn

Nguyên nhân của bệnh lý là do sự chèn ép động mạch khiến máu bơm bị chặn lại. Lúc này, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện ngay khi bạn vận động. Bởi hệ tuần hoàn máu di chuyển không được lưu thông và bị tắc nghẽn nên dẫn đến quá trình đông tụ thành cục.

bệnh đau nhức bắp chân

Máu không lưu thông dẫn đến đông thành cục

1.9 Bắp chân căng cơ

Đau nhức 2 bắp chân còn là biểu hiện của sự căng các sợi cơ quá mức, vượt qua giới hạn chịu đựng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến rách cơ chân, chảy máu phía bên trong gây bầm tím, tổn thương nặng. Người bệnh sẽ gặp các cơn đau đột ngột, không liên hồi, đau mỏi khó chịu khi đụng vào chân.

đau nhức bắp chân

Đau nhức hai bắp chân là bệnh gì?

1.10 Cơ chân chuột rút

Đau nhức bắp chân do bị chuột rút là tình trạng khá phổ biến đối với những người chơi thể thao mạnh hoặc ngồi lâu và đứng dậy bất ngờ. Nguyên nhân do cơ thể đổ mồ hôi dẫn đến mất nước và chất điện giải. Lúc này, phần sau chân sẽ bị thắt chặt, các cơ co mạnh trong một thời gian ngắn. 

đau nhức bắp chân

Chuột rút trong khi chơi thể thao

>>>> KHÔNG NÊN BỎ QUA: Kỹ thuật massage bàn chân thải độc tố “Cực Đơn Giản” tại nhà

1.11 Thoái hóa thắt lưng

Bệnh thoái hóa thắt lưng cũng sẽ khiến đau nhức bắp chân. Bởi lẽ, khi cột sống bị bào mòn sẽ tạo nên các gai xương. Từ đó việc gây áp lực lên các dây thần kinh là điều không thể tránh khỏi, các cơn đau xuất hiện bắt đầu ở lưng và dần xuống hai chân. Khi đó, người bệnh có thể cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển cũng như tập luyện.

đau nhức bắp chân dưới

Thoái hóa thắt lưng gây áp lực lên dây thần kinh, chèn ép cơ…

1.12 Thoát vị đĩa đệm

Bệnh lý xảy ra khi phần đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu và làm tổn thương các dây thần kinh tọa. Cơn đau cũng chạy dọc từ phần lưng xuống đến hai chân gây tê cứng, đau nhức bắp chân dưới. Điều này không chỉ gây ra sự khó khăn di chuyển mà còn không thoải mái khi ngồi làm việc.

đau nhức bắp chân

Bệnh thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng như thế nào?

1.13 Đau nhức dây thần kinh tọa

Đau nhức hai bắp chân là bệnh gì? Đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh tọa ở cột sống lưng. Bởi chúng có nhiệm vụ điều khiển các nhóm cơ chân, đặc biệt là vùng chân sau. Vì thế, khi bị chèn ép thì sẽ xuất hiện sự đau nhức ngay lập tức và sưng to nếu tình trạng bệnh lý trở nặng.

đau nhức bắp chân phải

Nhức mỏi bắp chân bắt nguồn từ đau dây thần kinh tọa

2. Nguyên nhân đau nhức cơ bắp chân

Nhức mỏi bắp chân có rất nhiều nguyên nhân hình thành. Hiện tượng xảy ra bắt nguồn từ việc tập luyện mạnh, sai cách cũng có thể do các căn bệnh trên. Sau đây là một vài lý do phổ biến.

2.1 Bị đau nhức bắp chân khi chạy bộ

Đau nhức bắp chân do chạy bộ là điều dễ dàng gặp phải nếu bạn là một người yêu thích thể thao. Tuy nhiên, nếu luyện tập và nghỉ ngơi không đúng cách hoặc khi bị căng cơ không sơ cứu kịp thời thì rất dễ khiến phần bắp chân suy yếu. Nguyên nhân xảy ra còn do sự hình thành máu đông gây chèn ép lên các tĩnh mạch.

đau nhức bắp chuối chân

Việc chạy bộ quá lâu cũng dẫn đến căng cơ bắp chân

Chính vì những lý do trên, bạn cần áp dụng phương pháp chạy đúng cách hơn. Bên cạnh đó, việc thay đổi sang những bài tập luyện khác sẽ hỗ trợ giúp chân được phục hồi lại ban đầu. Lưu ý khi thấy cơ thể có dấu hiệu nhức mỏi bắp chân, bạn nên dừng tập, nghỉ ngơi, thư giãn và không cố gắng quá sức.

2.2 Nguyên nhân gây đau nhức bắp chân khi mang thai, sau sinh

Phụ nữ thường gặp tình trạng đau nhức bắp chân khi mang thai. Nếu dấu hiệu kéo dài có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe cả mẹ bầu lẫn em bé. Các cơ ở chân sẽ tê cứng khiến quá trình sinh hoạt trở nên khó khăn. Nguyên nhân gây nên đau nhức có thể do lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ, tăng cân khi mang thai. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn máu hoạt động kém cũng dễ gây tình trạng chuột rút và xuất hiện các khối tĩnh mạch.

đau nhức bắp chân khi mang thai

Mang thai cơ thể nặng nề ảnh hưởng đến cơ chân

2.3 Nguyên nhân hiện tượng đau nhức bắp chân khi trời lạnh

Nguyên nhân đau nhức bắp chân khi trời lạnh là do các mạch máu đông tụ, tắc nghẽn bởi nhiệt độ của cơ thể thấp. Lúc này, các mô cơ bị co lại trong thời gian dài gây nên tình trạng hẹp lòng mạch. Vì thế, lượng máu bơm lên có thể sẽ sụt giảm dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi cơ khiến chân đau buốt.

đau nhức bắp chân khi trời lạnh

Các cơ co rút lại, đau nhức mỗi khi trời trở lạnh

2.4 Nguyên nhân đau nhức 2 bắp chân khi đá bóng

Nguyên nhân đau nhức bắp chân khi chơi bóng đá có thể do chưa khởi động kỹ hay trong quá trình chạy phải tốn quá nhiều sức gây tác động đến sự chịu đựng của cơ. Nếu tổn thương, vùng chân có thể bị sưng tấy, bầm và cần thời gian phục hồi khá lâu. Trường hợp người bị nặng có thể dẫn đến chấn thương động mạch và di chuyển trở nên khó khăn.

nguyên nhân đau nhức cơ bắp chân

Nhức mỏi bắp chân khi chơi đá bóng

3. Cách chữa đau nhức bắp chân đơn giản, hiệu quả

Nếu cơ thể thường xuất hiện tình trạng đau nhức chân thì chứng tỏ sức khỏe đã giảm dần. Nắm bắt được những bí quyết chữa ngay tại nhà không những giúp bạn tiết kiệm thời gian đến bệnh viện mà cách thực hiện lại đơn giản. Cùng xem ngay sau đây nhé!

3.1 Massage bằng thiết bị hồng ngoại

Hiện nay, công nghệ nhiệt hồng ngoại đã được sử dụng rất nhiều trong các thiết bị chăm sóc sức khỏe, nổi bật trong đó là ghế massage toàn thân. Sản phẩm được tích hợp chế độ thông minh với sự thiết kế bởi siêu vật liệu Graphene giúp tăng đột biến ứng dụng từ liệu pháp xoa bóp cho cả cơ bắp chân lẫn cải thiện tinh thần người dùng.

đau nhức bắp chân

Ngồi ghế massage chữa nhức mỏi bắp chân hiệu quả

Các kỹ thuật massage có kết hợp nhiệt hồng ngoại tác động sâu đến cơ thể hỗ trợ tăng khả năng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin giữa các tĩnh mạch. Từ đó, tình trạng nhức mỏi bắp chân giảm đi đáng kể, cải thiện căng cơ, chuột rút rất hiệu quả. Đặc biệt, thương hiệu ghế Tree Boss chính là địa chỉ mua hàng  uy tín mà bạn có thể tham khảo.

>>>> ĐỪNG NÊN BỎ LỠ: Sơ đồ bấm huyệt lòng bàn chân & cách xoa bóp chữa bách bệnh

3.2 Chườm nóng, lạnh bắp chân

Khi cảm thấy đau nhức bắp chuối chân, bạn hãy sử dụng ngay một túi chườm nước nóng áp chặt vào vùng đau. Bởi lẽ, khi gặp nhiệt độ cao thì các cơ sẽ giãn nở thúc đẩy quá trình thư giãn và máu được lưu thông đều. Điều này giúp giảm nhức mỏi, hỗ trợ chữa lành những vết thương căng cơ hiệu quả.

Ngoài ra, việc sử dụng túi chườm lạnh cũng là một liệu pháp giúp giảm triệu chứng đau nhức chân. Bạn có thể dùng đá đông hoặc nước lạnh áp vào vị trí bị thương để làm chậm sự lưu thông máu, dấu hiệu viêm mỏi cũng sụt giảm tức thì.

nhức bắp chân là bệnh gì

Chườm đá lạnh giảm đau bắp chân

3.3 Xoa bóp bằng rượu giấm táo

Cách chữa đau nhức bắp chân tiếp theo là sử dụng rượu giấm táo. Phương pháp xoa bóp này có thể khắc phục rất hiệu quả những cơn đau mỏi, tê cứng. Bạn cần dùng 1 – 2 muỗng canh rượu và xoa đều vào phần cơ bắp bị đau kết hợp với các động tác massage thư giãn.

đau nhức bắp chân

Chữa trị đau nhức ngay tại nhà bằng rượu giấm táo

3.4 Bấm huyệt đạo bàn chân

Nếu tìm hiểu về cách giảm đau nhức bắp chân thì không thể thiếu phương pháp bấm huyệt. Việc nắm rõ vị trí các huyệt đạo và thực hiện động tác mỗi ngày sẽ giúp kích thích giải phóng Endorphins. Đây được xem là thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể nhằm làm giảm căng cơ ngay lập tức.

đau nhức bắp chân sau sinh

Bấm huyệt đúng vị trí giúp giảm đau hiệu quả

3.5 Tắm bằng muối khoáng tự nhiên

Việc sử dụng muối khoáng tự nhiên như magie sunphat có thể hỗ trợ chữa đau nhức bắp chân. Bạn cần dùng 1 – 2 muỗng canh hòa tan cùng nước ấm và thực hiện ngâm chân khoảng 25 – 30 phút mỗi ngày. Các tình trạng nhức mỏi, tê cứng do chuột rút sẽ tan biến, hỗ trợ cải thiện chứng viêm mô cơ và bắp chân tốt nhất.

đau nhức bắp chân

Dùng muối chữa bệnh đau nhức cơ bắp chân

3.6 Uống nước trước khi ngủ

Một cách giảm đau nhức bắp chân khi ngủ khác là uống 1 ly nước lọc ấm trước khi lên giường nằm khoảng 30 phút. Việc làm này sẽ hỗ trợ lưu thông khí huyết, giúp các mô cơ hoạt động suôn sẻ hơn và tránh gặp tình trạng chuột rút gây cản trở giấc ngủ. Do đó, bạn hãy thực hiện mỗi ngày để mang lại hiệu quả nhanh nhất.

đau nhức bắp chân về đêm

Nên uống 1 ly nước ấm trước khi đi ngủ

3.7 Thực hiện bài tập kéo giãn

Tham khảo các bài tập kéo giãn cơ thể và tập luyện đúng cách sẽ hỗ trợ việc giảm đau nhức bắp chân hiệu quả. Những động tác không chỉ đơn giản mà còn giúp các nhóm cơ được thả lỏng, loại bỏ các áp lực lên vị trí chân. Vì thế, bạn hãy thực hiện 20 – 30 phút mỗi ngày để cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của cơ thể.

đau nhức cơ bắp chân

Áp dụng các bài giãn cơ để tăng khả năng phục hồi

3.8 Tránh tư thế gác chân khi ngủ

Một số người thường có sở thích gác chân cao khi ngủ. Thế nhưng, điều này có thể khiến các cơ ở chân co lại và tê cứng. Nếu nằm sai tư thế sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của mạch máu dẫn đến hiện tượng đau nhức bắp chân về đêm. Vì vậy, bạn chỉ nên kê hai chân trên một chiếc gối mềm.

đau nhức bắp chân

Sử dụng gối kê chân giúp thoải mái khi ngủ

3.9 Sử dụng thuốc và nhận tư vấn bác sĩ

Trong trường hợp đau nhức bắp chân nặng, lâu ngày không khỏi, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để được bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc thích hợp. Bên cạnh đó, những loại thuốc giảm đau nhanh có thể sử dụng như: Ibuprofen, aspirin, acetaminophen,… Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh lạm dụng quá liều dẫn đến tác dụng phụ của thuốc.

bệnh đau nhức bắp chân

Sử dụng thuốc giảm đau phù hợp

4. Biện pháp phòng ngừa bị đau nhức 2 bắp chân

Đau nhức bắp chân xảy ra do nhiều nguyên nhân và nhiều loại bệnh gây nên. Việc nắm chắc các biện pháp phòng ngừa thích hợp sẽ giúp bạn bớt lo lắng khi những cơn đau bất ngờ ập tới. Hãy tham khảo ngay bên dưới nhé!

  • Việc uống nước là quan trọng giúp cơ thể cung cấp đủ chất điện giải. 
  • Đừng quên tập thể dục đầy đủ bởi vì chỉ có tập luyện mới giúp các cơ giãn nở, hệ tuần hoàn máu hoạt động tốt.
  • Áp dụng các phương pháp ăn uống khoa học, điều độ, bữa ăn luôn phải có rau xanh để cung cấp nhiều vitamin. Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích độc hại.
  • Nếu thấy triệu chứng nhức mỏi bắp chân nhiều ngày không khỏi, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra, chữa trị kịp thời.
  • Hạn chế vận động mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ dẫn đến phục hồi lâu hơn.
  • Nằm ngủ tư thế thoải mái để máu lưu thông đều vào các tĩnh mạch, nếu bắp chân đau có thể sử dụng gối kê mềm phía dưới để thoải mái hơn.
đau nhức bắp chân

Người bệnh không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá,…

Trên đây là tất cả những cách điều trị đau nhức bắp chân chi tiết đã được chia sẻ. Hy vọng các thông tin sẽ giúp bạn tìm kiếm đúng nguyên nhân gây bệnh để có chữa trị kịp thời. Hơn nữa, nếu bạn có nhu cầu mua thiết bị chăm sóc sức khỏe nhiệt hồng ngoại giúp quá trình trị liệu tốt hơn thì hãy liên hệ với TREE BOSS qua số Hotline 0961501507 – 0966501507 nhé!

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ

Bình luận
HOTLINE

1900 636 118

KẾT NỐI
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

    ×

    Đăng ký tư vấn

    1900 636 118
    Messages
    treeboss.vn
    Tổng đài
    1900 636 118
    Tư vấn qua
    Messenger
    Tư vấn qua
    Zalo