Trang chủ / Thông tin sức khỏe / Đau nhức gót chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Đau nhức gót chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Bạn thắc mắc đau nhức gót chân là biểu hiện của bệnh lý gì và nguyên nhân bắt nguồn từ đâu? Thông thường, bộ phận bàn chân chính là nơi hội tụ của nhiều đốt sống và dây thần kinh. Do đó, nếu gót chân chịu áp lực lớn từ cơ thể do đứng quá lâu hoặc mang vác nặng sẽ gây ra các nguy cơ về bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy cùng Tree Boss tham khảo ngay những thông tin hữu ích thông qua bài viết này nhé!

1. Hiện tượng đau nhức gót chân trái, phải là bệnh gì? Nguyên nhân 

Triệu chứng bị nhức gót chân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, gốc rễ của vấn đề là do bệnh lý và thói quen sinh hoạt. Các hiện tượng sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh lý này.

1.1 Viêm cân gan bàn chân 

Đây là tình trạng thường xuất hiện phổ biến ở những người chơi thể thao hoặc lao động nặng. Cân gan chân là dải gân từ phía dưới các ngón chân đến tận cùng gót chân. Khi gân gót chân kéo giãn quá mức gây ra chấn thương nhỏ, lâu dài dẫn đến viêm nhiễm. Tình trạng đau nhức quá lâu nhưng không được xử lý đúng cách sẽ rất nguy hiểm.

đau nhức gót chân

Viêm cân gan bàn chân

1.2 Căng cơ và bong gân

Căng cơ và bong gân cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau gót chân phổ biến. Bệnh lý thường xảy ra khi thay đổi hướng đột ngột, tăng tốc bất ngờ hoặc ngã sai tư thế,… Điều này mang đến những tổn thương ở vùng dây chằng và các mô cơ xung quanh ảnh hưởng không nhỏ đến phần xương gót chân. 

đau nhức gót chân

Căng cơ và bong gân gây đau nhức

>>>> XEM THÊM: Kỹ thuật massage bàn chân thải độc tố “Cực Đơn Giản” tại nhà

1.3 Gãy xương

Gãy xương là tình trạng đau gót chân nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời. Hiện tượng này đa phần xuất hiện ở các vận động viên hay những người chạy bộ nhiều. Các áp lực liên tục lên gót chân lâu dần sẽ gây ra đau nhức và xương cơ bị gãy, tổn thương. Khi gặp tình trạng gãy xương do nhức mỏi, bạn nên nghỉ ngơi và tránh đi lại nhiều để mau chóng hồi phục.

đau nhức gót chân phải

Gãy xương chân

1.4 Viêm gân gót chân (viêm gân Achilles)

Một trong những nguyên nhân gây đau nhức phần gót chân là do viêm gân Achilles. Tình trạng này xuất phát từ việc vận động quá mức, bàn chân hoạt động liên tục. Nếu chấn thương lặp đi lặp lại mà không điều trị đúng cách sẽ khiến gót chân mất đi tính sự linh hoạt. Điều đó dẫn đến xuất hiện nhiều bệnh lý liên quan đến gót chân như thoái hóa xương, đau gót chân vào buổi sáng,…

đau nhức gót chân

Viêm gân gót chân

1.5 Viêm bao hoạt dịch 

Bao hoạt dịch là một túi chứa dịch lỏng ở vị trí xung quanh khớp chân. Việc để bàn chân hoạt động liên tục hoặc kéo căng quá mức sẽ khiến bao hoạt dịch tổn thương. Vì thế, bạn cần chú ý thư giãn bàn chân bằng cách ngâm nước nóng, tránh đi giày cao gót thường xuyên để giảm thiểu những cơn đau.

đau nhức gót chân

Viêm bao hoạt dịch

>>>> ĐỌC CHI TIẾT: Sơ đồ bấm huyệt lòng bàn chân & cách xoa bóp chữa bách bệnh

1.6 Viêm cột sống dính khớp

Bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến cột sống mà còn khiến người bệnh bị nhức gót chân. Tình trạng này thường xuất hiện ở nam giới và đặc biệt là những đối tượng trung niên. Biểu hiện đặc trưng nhất của cơn đau đó là sự vôi hóa cột sống. Theo thời gian, bệnh lý sẽ khiến cột sống mất khả năng di động và tác động đến các bộ phận liên quan khác.

đau nhức gót chân là bệnh gì

Viêm cột sống dính khớp

1.7 Thoái hóa phần xương sụn

Sụn khớp là bề mặt phủ và trơn ở đầu xương, có vai trò giữ cho xương khớp hoạt động nhịp nhàng. Theo thời gian các phần xương sụn sẽ bị bào mòn, mọc ra các xương gai, đâm vào mô xung quanh gây viêm, đau nhức xương gót chân . Người bệnh nên bổ sung các chất dinh dưỡng để xương sụn phát triển và giảm thiểu các nguy cơ thoái hóa.

đau nhức gót chân

Thoái hóa phần xương sụn gây viêm gót chân

1.8 Viêm khớp phản ứng

Bệnh viêm khớp phản ứng thường xuất hiện đối với nhiều người do nhiễm trùng tại các vùng cơ quan khác nhau. Dấu hiệu nhận biết căn bệnh này là viêm niệu đạo, viêm kết mạc hoặc tổn thương da. Viêm khớp phản ứng có thể gây ảnh hưởng đến đầu gối, khớp mắt cá chân và bàn chân.

đau nhức gót chân

Viêm khớp phản ứng

1.9 Hội chứng ống cổ chân

Hội chứng ống cổ chân không chỉ khiến người bệnh đau nhức 2 gót chân mà còn gây ra các cơn đau ở mắt cá và lòng bàn chân. Đây là tình trạng một dây thần kinh lớn ở phía sau bị chèn ép. Khi mắc bệnh, bạn có thể dễ dàng nhận thấy đau tại bất kỳ vị trí nào thuộc dây thần kinh. Ngoài ra, một loạt triệu chứng khác đi kèm như tê, ngứa rát, bàn chân mất cảm giác,…

đau nhức gót chân trái là bệnh gì

Hội chứng ống cổ chân

>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ: Đau nhức bắp chân là bệnh gì? Cách điều trị tại nhà

2. Triệu chứng đau nhức gót chân

Hiện tượng bị nhức gót chân do thoái hóa không chỉ xuất hiện ở người già mà còn xảy ra đối với lứa tuổi trung niên. Người mắc bệnh đau nhức xương gót chân sẽ có các triệu chứng sau đây:

  • Sưng gân gót chân, đau nhức dữ dội.
  • Tê, ngứa rát đi kèm với biểu hiện đau, sốt,…
  • Mất cảm giác ở các ngón chân.
  • Khó di chuyển bình thường.
  • Khó cử động bàn chân hoặc đứng nhón chân.
đau nhức gót chân

Các triệu chứng đau nhức gót chân

3. Cách điều trị đau nhức gót chân

Khi có dấu hiệu đau nhức 2 gót chân, người bệnh nên nghỉ ngơi tránh đi lại nhiều để mau chóng hồi phục. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện các động tác massage, xoa bóp nhẹ nhàng để làm dịu các cơn đau.

3.1 Massage lòng bàn chân

Việc đi lại quá nhiều, đứng quá lâu hoặc vận động liên tục sẽ gây nên tình trạng đau nhức bàn chân. Do đó, quá trình nghỉ ngơi nhằm phục hồi lại sức lực là vô cùng quan trọng. Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn nên massage thư giãn để giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm co rút các ngón chân, khớp, đầu gối,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp với các loại tinh dầu để khiến đôi chân thêm mềm mại hơn.

đau nhức gót chân

Massage bàn chân giảm đau hiệu quả

3.2 Thực hiện các bài tập chữa đau gót tại nhà

Đối với các trường hợp đau nhức gót chân nặng, bạn nên đến bác sĩ thăm khám. Tuy nhiên, những người gặp các cơn đau từ nhẹ đến trung bình chỉ cần thay đổi lối sống và kết hợp với nhiều bài tập trị liệu tại nhà. Bạn có thể tham khảo các động tác đơn giản như lăn gót chân, kéo giãn bàn chân hoặc nâng gót chân để đem lại hiệu quả giảm đau nhức.

đau nhức xương gót chân

Bài tập giảm đau nhức xương gót chân

3.3 Một số cách chữa trị khác

Đau nhức gót chân gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. Để giảm bớt sự phiền toái căn bệnh, bạn có thể áp dụng vài phương pháp chữa trị sau:

  • Chườm đá vào gót chân khoảng 10 – 15 phút, lưu ý không đặt đá trực tiếp lên chân.
  • Dùng thuốc giảm đau.
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh đi lại nhiều và mang giày cao gót.
  • Mang giày đúng kích cỡ, có đệm mút lót chân.
bị đau nhức gót chân là bệnh gì

Chườm lạnh gót chân

4. Phương pháp ngăn ngừa đau nhức xương gót chân

Mặc dù đau nhức gót chân không gây nguy hiểm quá lớn nhưng nếu không chữa trị sớm, bệnh lý có thể ảnh hưởng đến vận động và chất lượng cuộc sống. Để ngăn ngừa đau nhức xương gót chân, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để giảm áp lực lên gót chân.
  • Bổ sung tinh bột nghệ, gừng vào khẩu phần ăn hằng ngày giúp chống viêm hiệu quả.
  • Hạn chế hoạt động liên tục gây mất sức.
  • Kết hợp massage và ngâm nước nóng thường xuyên,
  • Chọn những loại giày thể thao có tác dụng nâng đỡ bàn chân và kích cỡ phù hợp.
  • Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng, bổ sung uống sữa canxi.
đau nhức gót chân

Cách điều trị đau nhức xương gót chân

Trên đây là những thông tin chi tiết về đau nhức gót chân đã được tổng hợp. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp đầy đủ những kiến thức và các phương pháp điều trị bệnh hợp lý. Hơn nữa, nếu bạn có nhu cầu mua ghế massage đa chức năng để hỗ trợ chữa trị bệnh lý tốt hơn thì hãy liên hệ ngay với treeboss.vn qua số Hotline 0961501507 – 0966501507 nhé!

>>>> ĐỌC THÊM

Bình luận
HOTLINE

1900 636 118

KẾT NỐI
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

    ×

    Đăng ký tư vấn

    1900 636 118
    Messages
    treeboss.vn
    Tổng đài
    1900 636 118
    Tư vấn qua
    Messenger
    Tư vấn qua
    Zalo