Đau nhức khớp ngón tay là bệnh gì? Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng đau khớp tay thì đừng nên bỏ qua và coi nhẹ dấu hiệu bệnh. Bởi đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như thoái hóa khớp, viêm đa khớp, thiếu hụt canxi,… Vậy thì nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng Tree Boss tìm hiểu ngay thông qua bài viết chi tiết này nhé!
1. Nguyên nhân đau nhức các khớp ngón tay
Tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức khớp ngón tay sẽ giúp bạn có lộ trình điều trị bệnh thích hợp. Cụ thể một số nguyên nhân mắc bệnh được tổng hợp đầy đủ dưới đây. Xem ngay!
1.1 Do tác động từ bên ngoài
Đau nhức khớp ngón tay là tình trạng sụn khớp bị thoái hóa, hình thành nên các gai xương chà xát với nhau gây nên tổn thương khớp. Điều này khiến người bệnh thường cảm thấy đau nhức ở vị trí khớp nối hoặc các đầu ngón tay. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý có thể xuất phát từ các tác nhân bên ngoài như:
- Tuổi tác: Tuổi tác cao thì quá trình lão hóa diễn ra, làm bào mòn lớp sụn và gia tăng nguy cơ bị viêm ngón tay.
- Chấn thương: Đôi khi tay bị va chạm mạnh khi lao động hoặc chơi thể thao cũng dẫn đến viêm khớp.
- Nhiễm khuẩn: Hoạt động của virus nhiễm khuẩn qua làn da của đôi bàn tay có thể là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh.
- Tính chất công việc: Những người thường xuyên làm việc với máy tính hoặc nhân viên văn phòng,… có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Yếu tố khác: Một số nguyên nhân khác dẫn đến mắc bệnh như chế độ ăn uống thiếu khoa học, căng thẳng kéo dài, sống trong môi trường ẩm thấp, sử dụng chất kích thích,…
1.2 Do tác động bên trong từ bệnh lý
Ngoài những tác động trên, nguyên nhân của tình trạng còn có thể bắt nguồn từ các bệnh lý. Bên dưới sẽ cung cấp đến bạn một số nguyên nhân phổ biến sau:
1.2.1 Thoái hóa các khớp ngón tay
Đau nhức ngón tay do thoái hóa khớp được xem là một dạng viêm khớp không viêm. Nguyên nhân của tình trạng này là do lão hóa, béo phì hay các tổn thương trước đó. Bệnh gây ra đau, cứng và biến dạng các khớp ngón tay. Đôi khi các nốt xương ở khớp giữa bị sưng phồng lên và hoạt động rất khó khăn. Đây là căn bệnh khó điều trị dứt điểm. Do đó, người bệnh cần thăm khám để giảm đau và kiểm soát bệnh.
>>>> XEM THÊM: 6 cách trị nhức mỏi tay chân tại nhà dễ dàng, dứt điểm
1.2.2 Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một trong các tình trạng bị nhức khớp ngón tay. Đây là căn bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công lớp màn quanh khớp. Một khi đã mắc căn bệnh này thì khó có thể chữa khỏi vì sẽ ảnh hưởng tới các vùng khớp khác. Dấu hiệu thường thấy của bệnh là sưng tấy, cứng và sờ vào cảm giác ấm.
1.2.3 Bệnh Gout
Một nguyên nhân đau nhức ngón tay khác là bệnh gút (Gout). Bệnh thường xảy ra đột ngột do các tinh thể nhỏ hình thành bên trong khớp. Ngày nay, không chỉ người già có nguy cơ mắc bệnh mà người trẻ cũng rất dễ gặp phải. Bệnh gút xuất hiện có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ vùng khớp nào. Tuy nhiên, căn bệnh sẽ được điều trị bằng cách uống thuốc và bổ sung canxi cho cơ thể mà không phải phẫu thuật.
1.2.4 Viêm khớp vảy nến
Dạng viêm khớp này thường gặp phải ở những bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến hoặc do di truyền gây nên. Dấu hiệu của bệnh khá giống với bệnh viêm khớp dạng thấp. Các đầu ngón tay sưng, húp và căng cứng. Khi cử động sẽ gây ra cảm giác đau nhói. Để tránh bệnh lý diễn biến nặng, bạn nên thăm khám tại các bệnh viện để chữa trị kịp thời.
1.2.5 Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay có thể dẫn đến nhức mỏi khớp ngón tay. Bệnh lý sẽ xảy ra đối với những người làm văn phòng, thường xuyên gõ máy tính trong một thời gian dài. Triệu chứng của căn bệnh này là tê bì, nóng rát và ngứa các ngón tay. Vì thế, bạn cần cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
1.2.6 Bệnh loạn dưỡng cơ bắp
Đây là căn bệnh đau nhức mang tính di truyền. Bởi những sai sót trong gen đã gây ra ảnh hưởng đến việc kiểm soát cơ thể giữ cho cơ bắp khỏe mạnh. Người bệnh rất dễ tổn thương cơ xương, khớp dần dần sinh ra hiện tượng đau nhức. Do đó, bệnh nhân nên thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe và bổ sung vitamin cần thiết.
>>>> THAM KHẢO NGAY: Chữa đau dây chằng khuỷu tay đơn giản, hiệu quả tại nhà
1.2.7 Hội chứng De Quervain
Hội chứng De Quervain là chứng viêm bao gân co thắt của cơ gân dài và duỗi ngắn ngón cái. Hiện tại, các chuyên gian vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân của căn bệnh. Tuy nhiên, các cử động lặp đi lặp lại của cổ và bàn tay như làm nội trợ, đánh golf,… đều có thể gây bệnh và khiến bệnh trầm trọng hơn. Đối tượng dễ mắc bệnh này là phụ nữ từ 30 – 50 tuổi.
2. Triệu chứng đau nhức khớp ngón tay
Tùy thuộc vào các bệnh lý sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau. Sau đây là thống kê chi tiết về một số dấu hiệu thường gặp phổ biến. Cụ thể:
- Đau khớp ngón tay: Khi cử động cầm, nắm đồ vật sẽ xuất hiện các cơn đau nhói. Biểu hiện sẽ thuyên giảm nếu người bệnh thường xuyên hoạt động ngón tay.
- Biến dạng ngón tay: Đây là dấu hiệu thường thấy của nhức mỏi khớp ngón tay. Khi bệnh tiến triển, các ngón sẽ tay biến dạng và sưng phồng lên.
- Sưng khớp liên đốt: Các khớp liên đốt sưng, đau và nóng rát tạo thành các nốt Bouchard.
- Biến dạng khớp liên đốt: Hoạt động của các liên đốt ngón tay quá mức sẽ dẫn đến các biến dạng đặc trưng như biến dạng cổ thiên nga, biến dạng boutonniere.
- Triệu chứng khác: Căng cứng, sưng, nóng rát và đau ở các khớp ngón tay. Giảm chức năng linh hoạt của xương bàn tay, khó cầm, nắm đồ vật.
3. Đối tượng có nguy cơ bị đau nhức các khớp ngón tay
Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết căn bệnh thì đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
3.1 Người cao tuổi
Bệnh xương khớp vốn là một trong những bệnh lý phổ biến của người cao tuổi ở Việt Nam. Bệnh thoái hóa xuất hiện gây ra tổn thương cho các mô sụn dẫn đến tình trạng đau nhức khớp ngón tay. Tuy nhiên, các bệnh về xương khớp đều có thể phát hiện từ sớm nên người bệnh có thể điều trị khỏi.
3.2 Vận động viên
Đối tượng thường xuyên chơi thể thao cũng không tránh khỏi mắc phải bệnh lý này. Đặc biệt, những vận động về tham gia các môn thể thao như golf, tennis, bowling… có nguy cơ mắc bệnh nhức khớp ngón tay. Trong quá trình luyện tập hay thi đấu, người bệnh có thể xảy ra chấn thương như bong gân, trật khớp…. Về lâu thì các chấn thương sẽ tái phát và mang theo cơn đau nhức, sưng tấy.
3.3 Dân văn phòng
Có thể nói, đây là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc với máy tính trong thời gian dài dẫn đến dấu hiệu đau nhức khớp bàn tay. Bởi hoạt động bàn tay trong một tư thế quá lâu sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan của xương khớp tay .
>>>> KHÔNG NÊN BỎ LỠ: 13 mẹo chữa đau nhức xương khớp tại nhà ít người biết
3.4 Người mắc bệnh viêm khớp
VIêm khớp là một thuật ngữ chung cho các triệu chứng như sưng, đau, căng cứng khớp. Sự bào mòn khiến cho cơ xương cọ xát với nhau gây nên đau rát và khó chịu. Viêm khớp có thể biểu hiện giống bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc đau nhức khớp ngón tay. Đặc biệt, nếu những ai mắc căn bệnh nếu không chữa trị kịp thời sẽ khiến viêm nhiễm vĩnh viễn.
3.5 Thai phụ
Thai phụ cũng nằm trong số các đối tượng dễ mắc bệnh. Sau khi trải qua quá trình sinh đẻ, các hormone trong cơ thể sẽ thay đổi. Nhiều người có biểu hiện ở làn da và một số cơ quan khác bắt đầu đau nhức khớp. Bên cạnh đó, những thai phụ cũng phải bế trẻ thường xuyên nên có thể dẫn đến việc xuất hiện bệnh lý này.
4. Cách chữa trị nhức mỏi khớp ngón tay
Bàn tay là một bộ phận tuyệt vời trên cơ thể. Vì thông qua đôi bàn tay, bạn có thể cầm, nắm và thực hiện cuộc sống sinh hoạt dễ dàng hơn rất nhiều. Do đó, bạn nên chăm sóc đôi tay khỏe mạnh để tránh mắc các bệnh.
4.1 Nghỉ ngơi hợp lý
Sau thời gian đôi tay làm việc căng thẳng, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh làm việc nhiều giờ trước máy tính. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp ngón tay. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế bẻ khớp ngón tay và cầm, nắm các vật nặng.
4.2 Xoa bóp và ngâm tay nước ấm
Bạn có thể chữa trị đau nhức khớp ngón tay tại nhà bằng cách xoa bóp và ngâm tay với nước ấm. Việc thực hiện liệu pháp này 10 – 15 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện vấn đề đau nhức hiệu quả. Xoa bóp và ngâm tay còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình lưu thông máu và ngăn ngừa các nhức mỏi khác.
4.3 Luyện tập thể dục, thể thao
Hoạt động thể dục là rất cần thiết nhằm tăng cường sức mạnh cho xương khớp. Người nhức khớp ngón tay có thể là do ít vận động nên khởi phát bệnh. Đặc biệt, trong quá trình vận động, bạn cần chú ý tránh thực hiện các động tác dễ gây tổn thương đến ngón tay.
4.4 Cải thiện chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Khi mắc bệnh đau nhức khớp ngón tay, bạn nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và rau. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng những thói quen sống lành mạnh để điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.
4.5 Áp dụng vật lý trị liệu
Khi bị đau các khớp ngón tay, nhiều người bệnh nên quan tâm đến những phương pháp vật lý trị liệu. Bởi đây là liệu pháp được đánh giá là không chỉ mang đến hiệu quả rất nhanh, giảm khả năng viêm, sưng mà còn kích thích quá trình phục hồi sụn khớp.
4.6 Điều trị bằng thuốc nam
Điều trị đau nhức khớp ngón tay bằng các loài cây thuốc nam rất phổ biến trong dân gian. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả có thể áp dụng.
- Bài thuốc từ ngải cứu: Dùng 1 nắm ngải cứu vừa đủ đem rửa sạch và giã nát. Sau đó thêm vào 1 muỗng muối, mang hỗn hợp này bắt lên chảo. Rang nóng phần ngải cứu đến khi lá săn lại và bỏ vào túi vải. Dùng túi vải đắp lên các khớp tay bị đau khoảng 30p. Thực hiện trong 7 ngày liên tục sẽ giảm đau đáng kể.
- Bài thuốc với gừng: Sử dụng 500g gừng tươi xắt mỏng trộn với 1 lít rượu gạo. Sau đó cho vào một bình thủy tinh lớn để ngâm trong 30 ngày và lấy ra dùng. Mỗi lần lấy một chén nhỏ, dùng bông thấm và xoa lên ngón tay bị viêm. Đồng thời thực hiện động tác xoa bóp để thuốc ngấm vào.
4.7 Nhận tư vấn bác sĩ và điều trị
Đề phòng bệnh đau nhức khớp ngón tay diễn biến nặng thì bạn nên có sự hỗ trợ từ các bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn điều trị bệnh nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn không nên dùng các loại thuốc giảm đau mà không có hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Bởi các loại thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tức thì và bệnh có thể dễ dàng tái phát lại bất kỳ lúc nào.
5. Một số cách phòng ngừa hiệu quả
Để ngăn ngừa nhức khớp ngón tay tái phát ảnh hưởng đến lối sống sinh hoạt hằng ngày bạn cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là một số mẹo giúp đảm bảo tình trạng cơ thể luôn duy trì trạng thái tốt nhất:
- Trang bị bao tay hay các dụng cụ bảo vệ khác khi vận động hoặc luyện tập nặng.
- Dành thời gian nghỉ ngơi cho đôi bàn tay.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng thường xuyên và đầy đủ.
- Kiểm soát lượng đường huyết.
- Không sử dụng các đồ uống chứa cồn và thuốc lá.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh đau nhức khớp ngón tay do Tree Boss cung cấp. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn tìm ra nguyên nhân và áp dụng cách chữa trị phù hợp. Ngoài ra, chúng tôi có cung cấp các sản phẩm Tree Boss hỗ trợ các bài tập xoa bóp thư giãn tối đa. Vì thế, hãy liên hệ ngay số Hotline 0961501507 – 0966501507 để được các nhân viên tư vấn chi tiết nhé!
>>>> KHÁM PHÁ THÊM
- Viêm quanh khớp vai: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị
- Đau nhức xương khớp ở người già do đâu? Điều trị cách nào?
Tôi là Nguyễn Anh Tuấn hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc của công ty Cổ phần XNK Tree Boss. Chúng tôi thành lập công ty với ước mơ sản xuất những chiếc ghế massage chất lượng cao để phụng dưỡng cha mẹ, người thân và gia đình của mọi người