Hiểu rõ về nhiều lợi ích của việc tập yoga và áp dụng vận động mỗi ngày không những giúp bạn có một vóc dáng săn chắc mà còn tăng cường sức khỏe tối đa. Tuy nhiên, người thực hiện cũng cần nắm bắt một vài lưu ý quan trọng để tránh trường hợp tập luyện sai cách dẫn đến các chấn thương ngoài ý muốn. Bài viết sau đây của TREE BOSS sẽ giới thiệu tất tần tật những thông tin cần thiết về vấn đề này. Cùng theo dõi ngay nhé!
1. Tìm hiểu về yoga
Yoga là một bộ môn xuất phát từ Ấn Độ với những động tác mang tính uốn dẻo cơ thể. Lợi ích của tập yoga mang lại rất nhiều cho sức khỏe và tinh thần con người. Các bài tập sẽ bao gồm cải thiện hệ cơ – xương – khớp, tinh thần ổn định, cân bằng âm – dương cho người thực hiện. Đây cũng là phương pháp vận động cho những ai yêu thích thể dục thể thao nhẹ nhàng.
Yoga được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa tâm trí và sự cảm nhận chuyển động của cơ thể. Khi thực hiện, người tập đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật như hít thở đều, tư thế và thiền. Bên cạnh đó, bạn cũng cần gạt bỏ hết tất cả suy nghĩ trong đầu lúc này và thả lỏng đầu óc cũng như tâm hồn hết mức có thể.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 9 tư thế yoga chữa mất ngủ, đau đầu tại nhà trong 5 phút
2. Tác dụng của việc tập yoga mỗi ngày
Có rất nhiều tác dụng việc tập yoga mang lại cho cơ thể con người. Các động tác vừa hỗ trợ chữa các bệnh lý, giúp tăng cường sức khỏe, vừa cải thiện tâm trí nhanh chóng, lấy lại tinh thần phấn chấn, vui vẻ. Bạn có thể cảm nhận nguồn năng lượng tích cực nảy sinh ngay sau khi luyện tập. Cụ thể về các lợi ích như sau:
2.1 Lợi ích của việc tập yoga đối với cơ thể bên ngoài
Đầu tiên là những lợi ích đối với bên ngoài cơ thể. Việc thực hiện các động tác thường xuyên giúp gia tăng sự dẻo dai, linh hoạt của tay chân, toàn thân được thư giãn đáng kể. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ phục hồi được tinh thần tập trung để làm việc. Cụ thể từng công dụng như sau:
- Tăng cường sự linh hoạt
Đây được coi là tác dụng chính của yoga, vì bình thường hệ cơ xương của con người rất cứng, nếu cử động mạnh và bất ngờ sẽ gây ra đau nhức ngay lập tức. Tuy nhiên, với những động tác nhẹ nhàng của yoga, bạn có thể uốn dẻo 2 tay ra sau hoặc cúi gập người chạm được gót chỉ sau 3 – 4 tuần tập luyện.
- Tăng cường sức mạnh hệ cơ bắp
Một khi tay chân đã cử động linh hoạt thì chắc chắn cơ bắp cũng được tăng cường sức mạnh tối đa. Lúc này, việc tập yoga sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng viêm, sưng đau do va chạm mạnh, gân và dây chằng trở nên dẻo dai hơn.
- Thư giãn cơ thể tối đa
Tác dụng của việc tập yoga mỗi ngày giúp bạn loại bỏ những căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong công việc và cuộc sống. Bởi những động tác phần lớn tập trung vào hơi thở và sự chuyển giao từ hệ thần kinh giao cảm sang đối giao cảm. Bên cạnh đó, khí huyết cũng được lưu thông đều đặn hơn.
- Lấy lại trạng thái cân bằng
Lợi ích tiếp theo đó là giúp bạn lấy lại sự cân bằng âm – dương, cải thiện tinh thần nhanh chóng, hiệu quả. Việc áp dụng thường xuyên còn hỗ trợ việc cảm nhận tốt sự liên kết giữa thời gian và không gian.
- Giảm bớt việc sử dụng thuốc
Các căn bệnh khi điều trị cần phải sử dụng liên tục những loại thuốc giảm đau. Điều này sẽ khiến xương khớp nhanh chóng lão hóa và bào mòn. Thay vào đó, việc đăng ký tập yoga không những giúp bạn bớt phụ thuộc vào thuốc mà còn hồi phục sức khỏe hiệu quả
- Cải thiện giấc ngủ
Tác dụng của tập yoga giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn nhờ sự thư giãn của hệ thống dây thần kinh và máu bơm đến não bộ đầy đủ. Từ đó, sức khỏe được cải thiện và tinh thần trở nên phấn chấn.
- Chăm sóc cho bản thân tốt hơn
Khi thực hiện các động tác của bộ môn này, bạn sẽ dần dần cảm nhận được những sự thay đổi tích cực của cơ thể từ vóc dáng cho đến sức khỏe. Từ đó, người tập sẽ có thêm niềm tin và quyết tâm hơn vào tác dụng của yoga.
- Yoga là loại thuốc không bao giờ có tác dụng phụ
Việc tập yoga được các chuyên gia sức khỏe chứng minh chữa trị được các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Đồng thời, chúng cũng cải thiện tâm lý “cực kỳ” tốt mà không gây hại cho cơ thể con người.
2.2 Lợi ích của tập yoga đối với bệnh lý bên trong
Bên cạnh những lợi ích đối với cơ thể bên ngoài thì bộ môn này cũng hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý tiềm ẩn bên trong mà ít người biết đến. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng nhức mỏi xương khớp, tim đập nhanh, sức đề kháng kém,… và nhiều vấn đề khác thì cùng xem ngay các công dụng dưới đây nhé!
- Giảm các bệnh về sụn khớp
Các chuyển động trong những bài tập yoga hỗ trợ tăng cường sự dẻo dai, tiết dịch ở các sụn khớp, giúp giảm thiểu tối đa các bệnh lý như viêm bao hoạt dịch, cứng khớp,… Từ đó, quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng cũng được diễn ra tốt hơn.
- Bảo vệ cột sống săn chắc
Công dụng của việc tập yoga còn bảo vệ hệ cột sống săn chắc, phần đĩa đệm dẻo dai hơn nhờ các động tác uốn dẻo, vặn người. Việc vận động thường xuyên giúp ngăn chặn các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng, thoái hóa cột sống,…
- Xương chắc khỏe
Một trong những lợi ích lớn nhất đó là hệ xương được tăng cường sức mạnh. Các bài tập giúp giải phóng loại hormone gây căng thẳng (tên là Cortisol) trong cơ thể ra ngoài, giữ lại chất canxi cung cấp cho xương khớp.
- Máu lưu thông tốt hơn
Tác dụng của việc tập luyện yoga tiếp theo là hỗ trợ quá trình lưu thông máu vào các bộ phận trên cơ thể được đều đặn. Bên cạnh đó, các tế bào cũng được cung cấp đầy đủ khí oxy và chất dinh dưỡng giúp “đánh bay” cơn đau, tình trạng uể oải, chóng mặt, đau tim,…
- Tăng cường hệ bạch huyết và miễn dịch
Lợi ích của việc luyện tập yoga giúp tăng cường các tế bào hệ bạch huyết và thúc đẩy hệ miễn dịch trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Từ đó, chúng giúp bạn chống lại những căn bệnh như cảm cúm, ung thư, nhiều độc tố gây hại khác cho sức khỏe.
- Nhịp tim ổn định
Tiếp theo là lợi ích của yoga đối với hệ tim mạch. Các động tác hít thở nhẹ nhàng giúp đưa oxy bên ngoài vào cung cấp cho tim, máu cũng được bơm đến bộ phận đều đặn. Từ đó, cơ thể giảm thiểu tối đa các triệu chứng đau đột ngột, co thắt,…
- Giảm huyết áp
Công dụng kế đến mà yoga mang lại chính là huyết áp của bạn sẽ được điều hòa ổn định hơn, nhất là đối với những người hay gặp triệu chứng cao huyết áp. Việc vận động đều đặn trong 3 tháng sẽ giúp cải thiện sức khỏe đáng kể.
- Giúp tuyến thượng thận hoạt động đều đặn
Một khi tinh thần căng thẳng sẽ kích thích thận tiết ra Cortisol ngăn chặn khả năng miễn dịch, làm suy giảm trí nhớ, loãng xương,… Lúc này lợi ích của tập yoga sẽ giúp hỗ trợ cơ thể giải phóng hormone gây hại, từ đó tuyền tượng thận được điều hòa bình thường trở lại.
- Giúp điều hòa phần lượng đường trong máu
Nếu bạn hỏi rằng “Tác dụng của việc tập yoga là gì?” thì nổi bật một trong số đó chính là giúp giảm lượng đường trong máu và cholesterol xấu cho sức khỏe. Từ đó, cơ thể sẽ ngăn chặn tối đa các bệnh lý như béo phì, tiểu đường, mỡ trong máu,…
- Duy trì hệ thần kinh
Một trong những lợi ích nữa đó là giúp hệ thần kinh điều hòa ổn định. Việc vận động thường xuyên giúp sản sinh ra các hormone có lợi cho não, điều hòa lượng máu và cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
- Xua tan căng thẳng ở tay, chân
Các cơn đau, căng cứng, nhức mỏi khi bạn thực hiện một công việc nặng hay xoay chuyển tay chân bất ngờ sẽ khiến xuất hiện những tình trạng ngay lập tức. Tác dụng của việc luyện tập yoga lúc này sẽ giúp hệ cơ – xương – khớp dẻo dai, từ đó “đánh bay” triệu chứng hiệu quả.
- Ngăn ngừa bệnh viêm xoang từ các âm thanh
Việc duy trì tập yoga với động tác ngồi thiền kết hợp nghe nhạc tụng kinh mỗi ngày sẽ hỗ trợ cải thiện tâm trí và thể chất. Từ đó, chúng sẽ giúp chữa bệnh viêm xoang rất hiệu quả.
- Giúp phổi khỏe mạnh
Điều hòa đường hô hấp là lợi ích tiếp theo. Nếu các động tác thực hiện kiên trì nhiều lần sẽ giúp tăng lượng oxy trong máu, hiệu quả của việc hít thở cũng được tăng cao, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh suy phổi gây ra.
- Ngăn chặn các bệnh về đường ruột, tiêu hóa
Các tình trạng chướng bụng, đầy hơi hoặc khó tiêu,… có mối quan hệ mật thiết với hội chứng căng thẳng. Vì vậy, lợi ích từ việc tập yoga sẽ giúp cải thiện lượng đường tiêu hóa một cách đáng kể.
- Giúp xoa dịu cơn đau
Một lợi ích “cực kỳ” lớn của bộ môn yoga đó là làm giảm các cơn đau khớp ở lưng, tay, chân, gối,… rất hiệu quả. Lúc này, người bệnh sẽ không cần sử dụng nhiều thuốc giảm đau mà vẫn cải thiện được sức khỏe.
- Thay đổi từ bên trong
Tập luyện yoga giúp bạn có suy nghĩ tích cực hơn, nỗ lực để thay đổi bản thân, ăn uống điều độ, kỹ lưỡng trong việc lựa chọn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, kiêng kỵ rượu bia,…
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
Lợi ích từ việc tập yoga còn giúp cơ thể tăng và giảm nồng độ kháng thể khi cần thiết. Từ đó, chúng thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, giúp ngăn ngừa bệnh tật đáng kể.
- Ngăn chặn các bệnh dị ứng và sự xâm nhập của virus
Các bài tập hít thở là một trong những lợi ích việc tập yoga. Bởi chúng hỗ trợ ruột đào thải chất cặn bã và làm sạch nhanh hơn. Ngoài ra, khoang mũi cũng được khô ráo, loại bỏ tối đa lượng virus xâm nhập vào cơ thể.
- Hỗ trợ sự liên kết ở các mô cơ
Việc tập yoga còn hỗ trợ liên kết từ xương, hông đến mắt cá chân thông qua các bài tập uốn dẻo cơ thể. Từ đó, chúng thúc đẩy mô cơ tiết dịch để chống lại các bệnh lý đau khớp, khô cứng khớp,…
>>>> KHÔNG THỂ BỎ QUA: 5 bài tập yoga cho người tiểu đường đơn giản “đánh tan” bệnh lý
2.3 Lợi ích từ việc tập yoga đối với vóc dáng
Một trong những lợi ích của việc tập yoga đem lại rõ ràng nhất là đối với vóc dáng của bạn. Việc áp dụng các động tác thường xuyên và kiên trì trong vòng 1 – 2 tháng sẽ thấy kết quả đúng như mong đợi. Nếu những ai đang tự ti về ngoại hình và muốn thực hiện các bài nhẹ nhàng nhất thì có thể luyện tập yoga. Cụ thể tác dụng như sau:
- Đem lại vóc dáng hoàn hảo
Lợi ích của việc tập yoga mỗi ngày sẽ giúp bạn có một vóc dáng chuẩn nhất, các tư thế từ cổ, vai đến lưng đều được giữ thăng bằng và thẳng. Bên cạnh đó, yoga còn cải thiện chuyển động cơ thể trở nên dẻo dai hơn.
- Giúp tăng chiều cao
Thói quen hiện nay của giới trẻ đó là ngồi sai cách khi sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, ti vi,… Điều này sẽ làm khớp cổ và xương cột sống bị cong vẹo, ảnh hưởng lớn đến chiều cao. Việc tập yoga lúc này sẽ giúp điều chỉnh lại các bộ phận, hỗ trợ các tư thế được thẳng thắn và chuẩn nhất.
2.4 Tác dụng của việc luyện tập yoga đối với làn da
Đi kèm với các lợi ích của việc tập yoga ở trên thì việc áp dụng bộ môn này còn mang đến hiệu quả rất tốt cho làn da. Các tư thế dẻo dai, tràn đầy năng lượng giúp bạn lấy lại sự tươi trẻ, giữ gìn nét thanh xuân trên gương mặt. Cụ thể như sau:
- Cải thiện quá trình lưu thông máu dưới da
Việc tập luyện các tư thế gập người giúp tăng cường hệ tuần hoàn máu trong cơ thể, xóa tan các vết thâm sạm da. Bên cạnh đó, động tác “trồng cây chuối” cũng hỗ trợ da dẻ căng sáng nhờ các dưỡng chất cung cấp lên gương mặt đầy đủ.
- Thải các độc tố
Tại sao nên tập yoga? Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết đến công dụng đào thải độc tố trong cơ thể rất tốt của bộ môn này, giúp cải thiện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có được giấc ngủ ngon hơn, da dẻ mịn màng và trắng sáng.
- Ngăn chặn lão hóa da
Việc tập yoga mỗi ngày còn giúp chống lại tình trạng lão hóa da bằng cách thực hiện các tư thế uốn dẻo kích thích máu lưu thông, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Từ đó, cơ thể sẽ ngăn chặn các yếu tố tác động xấu đến làn da của bạn.
- Điều tiết sợi bã nhờn, hạn chế mụn
Sheetali và Sheetkari là hai tư thế trong yoga giúp mang lại hiệu quả trong việc thu nhỏ lỗ chân lông, làm thoáng và sáng da. Ngoài ra, việc tập luyện còn hỗ trợ thanh lọc cơ thể tốt hơn và điều hòa cảm xúc ổn định.
- Giúp cơ mặt săn chắc
Một lợi ích tiếp đến của yoga là giúp bạn có làn da chắc khỏe, căng bóng. Các bài chuyển động hàm, miệng và cả mặt giúp nâng cơ hiệu quả nếu bạn kiên trì thực hiện 20 phút mỗi ngày.
- Làn da trở nên hồng hào và rạng rỡ
Dấu hiệu da sạm, tối màu và nhăn là biểu hiện của việc thức khuya quá nhiều, hay lo âu, căng thẳng. Vì vậy, lợi ích khi tập yoga lúc này sẽ hỗ trợ da dẻ được trẻ khỏe ngay tức thì, giảm stress và tâm trí thoải mái qua các bài tập kiểm soát hơi thở.
- Xóa nhăn hiệu quả
Cuối cùng, lợi ích sẽ mang lại làn da căng mịn mà không cần trải qua các phương pháp xóa nhăn hay liệu trình thẩm mỹ nào. Việc áp dụng các động tác giúp lớp biểu bì, trung bì, hạ bì của da được đàn hồi, săn chắc, tăng cường khí huyết và dưỡng chất cho gương mặt.
>>>> THAM KHẢO CHI TIẾT: 7 bài tập yoga chữa đau lưng vai gáy, thoát vị đĩa đệm dứt điểm
2.5 Tác dụng của bài tập yoga tốt cho hệ thần kinh
Nếu việc tập yoga mang đến lợi ích cho sức khỏe đứng số một thì tiếp sau đó là tác dụng mà đem lại về mặt tinh thần cho cơ thể. Tâm trạng một ngày của bạn dù có tồi tệ hay áp lực đến mức nào cũng sẽ được xóa tan ngay lập tức khi hòa mình vào những động tác hít thở, thiền nhẹ nhàng. Cụ thể như sau:
- Giúp người tập trở nên hạnh phúc, yêu đời hơn
Nếu bạn cảm thấy chán nản và mệt mỏi thì hãy áp dụng việc tập yoga để lấy lại tinh thần phấn chấn, vui vẻ ngay lập tức. Một khi cơ thể giải phóng được Monoamine oxidase (enzym phá đi chất truyền dẫn vào hệ thần kinh) và tăng cường Serotonin thì bạn sẽ trở nên hạnh phúc và yêu đời hơn.
- Mang lại một thói quen sống lành mạnh
Một trong những lợi ích của việc tập yoga là giúp bạn kiểm soát chế độ ăn uống, nhận biết được lượng calo nạp đủ cho cơ thể một ngày và lựa chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe.
- Giúp tập trung cao độ
Việc tập yoga thường xuyên sẽ giúp bạn kết nối các suy nghĩ, phản ứng và phối hợp chúng một cách logic, tập trung nhất có thể. Những người tập lâu năm thường có khả năng ghi nhớ rất cao, ít bị phân tâm bởi những lời nói xung quanh.
- Tìm lại cảm giác bình yên
Lợi ích lớn nhất là xua tan căng thẳng và mệt mỏi sau một ngày dài làm việc. Từ đó, bạn sẽ tìm lại được sự an yên, tâm trí bình thản, đẩy lùi bệnh lý và giúp kéo dài tuổi tác hơn.
- Biết tự đánh giá bản thân
Tính cách tự ti, đánh giá thấp bản thân sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái lo âu và có thể dẫn đến chứng rối loạn ăn uống (có thể ăn quá nhiều) hoặc sử dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe. Công dụng của tập yoga sẽ giúp bạn sống đúng với chính mình, tự tin hơn và dám nghĩ dám làm,…
- Tạo sự kết nối với người hướng dẫn bộ môn
Tác dụng của việc học yoga còn giúp bạn giao tiếp, kết nối tốt hơn với người hướng dẫn. Từ đó, họ sẽ hỗ trợ bạn trong việc tập luyện tư thế sao cho đúng nhất, cách thư giãn để đầu óc thoải mái tối đa,…
- Xây dựng được ý thức thay đổi
Yoga giúp người tập kiềm chế được những cơn nóng giận, biết kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ kỹ càng trước khi hành động. Bên cạnh đó, bạn cũng có cái nhìn tổng quan hơn về nhiều mặt trong cuộc sống, tăng sự từ bi, tính kết nối với mọi người.
- Thúc đẩy trí tưởng tượng trở nên phong phú
Động tác Nidra trong bộ môn Yoga giúp người tập có thể tự liên tưởng đến hình ảnh của bản thân. Ngoài ra, việc tập luyện sẽ hỗ trợ giảm thiểu đau nhức của bệnh lý hoặc sau thời gian phẫu thuật.
- Mở rộng các mối quan hệ tốt hơn
Tập yoga giúp mở rộng được các mối quan hệ bạn bè, từ đó có nhiều người cùng chia sẻ, tâm sự và tạo niềm vui với bạn. Cuộc sống lúc này sẽ trở nên thật tươi đẹp và nhiều ý nghĩa.
- Vượt qua các thử thách trong cuộc sống
Trong cuộc sống, ai ai cũng phải gặp những khó khăn, gian nan, thử thách. Việc tập yoga sẽ giúp bạn luyện được sự kiên nhẫn, bình tĩnh để từ đó tìm ra phương án vượt qua một cách dễ dàng.
3. TOP 3 bài tập uốn dẻo cơ bản
Lợi ích của tập yoga quả thật rất tốt để giữ gìn sức khỏe và nét thanh xuân của tuổi trẻ, chỉ với những động tác đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Ngay sau đây là TOP 3 tư thế phổ biến đang được đánh giá cao hiện nay. Cùng tham khảo và thực hiện ngay nhé!
3.1 Tư thế gác chân lên tường
Tư thế gác chân lên tường đòi hỏi người tập phải thả lỏng phần bụng và vai hết mức có thể. Việc duy trì động tác sau mỗi buổi tập giúp kích thích quá trình lưu thông máu được đều đặn hơn, giảm thiểu tình căng cơ hay sưng tê. Bên cạnh đó, bài tập yoga này còn kích thích tiêu hóa đường ruột, xua tan căng thẳng và mệt mỏi.
Cách thực hiện:
- Tư thế nằm ngửa trên thảm tập yoga, đồng thời hai chân gác lên và vuông góc với mặt tường, hai tay thả lỏng sang ngang.
- Duy trì động tác kết hợp hít thở từ từ, đều đặn và thả lỏng bả vai chạm thảm.
3.2 Tư thế em bé hạnh phúc trong yoga
Đầu tiên là bài yoga với tư thế em bé “cực kỳ” phổ biến rộng rãi. Việc tập luyện giúp các cơ vùng dưới cổ và vai được thư giãn, giải tỏa các áp lực trong quá trình làm việc ngồi nhiều. Hơn nữa, các động tác còn giúp máu, khí oxy hoạt động lưu thông tốt tại vùng chậu, từ đó giảm triệu chứng đau nhức mỏi.
Cách thực hiện:
- Bạn ở tư thế quỳ sao cho mông ngồi chạm gót chân, hướng đầu gối sang hai bên.
- Bắt đầu cúi gập thân người về trước đến khi ngực chạm được với đùi, đồng thời hai tay vươn thẳng về trước và cố gắng xa hết mức có thể, trán chạm thảm.
- Duy trì tư thế trong 1 phút.
3.3 Tư thế thư giãn thả lỏng toàn thân
Trước khi kết thúc tập, bạn nên thư giãn toàn thân ở tư thế này để các nhóm cơ khớp, gân xương, dây chằng được xoa dịu. Bên cạnh đó, động tác còn hỗ trợ điều hòa khí huyết lưu thông ở vùng khung chậu và mang lại hiệu quả cao nhất.
Cách thực hiện:
- Bạn nằm ngửa trên thảm tập, chân gập lại đồng thời hai gối mở ra, mặt bàn chân úp vào, tay duỗi thẳng.
- Duy trì tư thế trong 3 phút.
4. Tác hại của yoga khi tập sai tư thế, động tác là gì?
Song song với những lợi ích thì tác dụng phụ của việc tập yoga cũng có thể xảy ra những sự cố ngoài ý muốn nếu bạn thực hiện sai tư thế, động tác. Hậu quả lớn nhất là chấn thương vùng xương khớp, đặc biệt là khu vực vai cổ gáy sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
- Chấn thương vai
Vai là nơi có cấu tạo nhiều khớp và dây chằng, gân cơ, nếu thực hiện sai kỹ thuật rất dễ dẫn đến trật và bong khớp tại những vị trí này. Hơn nữa, khi bạn tập một động tác nhiều lần mà không thay đổi sang các tư thế khác thì sẽ khiến cơ thể mất cân bằng. Các triệu chứng thường gặp đó là viêm gân cơ, trật khớp vai, sưng phù nề,…
- Chấn thương cổ
Khi thực hiện các động tác yoga lộn người, bạn cần cẩn thận đối với tư thế phần cổ. Bởi nếu kỹ thuật sai sót thì sẽ rất dễ gặp phải trường hợp trật xương gây ra các chấn thương. Cách tốt nhất là bạn cần dừng tập ngay lập tức khi cảm thấy người có những dấu hiệu bất thường.
- Chấn thương phần địa đệm
Bên cạnh những lợi ích tập yoga ở tư thế cuối vặn người. Bạn cũng cần đặc biệt chú ý đúng kỹ thuật để không bị tác động lên phần đĩa đệm gây trượt khỏi vị trí ban đầu dẫn đến các chấn thương nguy hiểm.
5. Một số lưu ý khi luyện tập yoga tại nhà
Sau khi tìm hiểu các lợi ích của việc tập yoga và những tư thế phổ biến thì bạn cũng cần nắm bắt một số vấn đề quan trọng để quá trình thực hiện tại nhà không xảy ra sai sót ngoài ý muốn. Điều này bao gồm cả việc chọn lọc các dụng cụ cần thiết. Cụ thể lưu ý như sau:
- Bạn nên lựa chọn không gian tập rộng rãi, thoải mái để thực hiện các tư thế.
- Lựa chọn quần áo có độ co giãn thoải mái, thấm mồ hôi.
- Để đem lại hiệu quả tối đa, bạn cần chuẩn bị chiếc bình chứa khoảng 1 lít nước để uống bổ sung chất điện giải.
- Thảm tập sẽ hỗ trợ quá trình thực hiện các động tác quỳ, nằm tạo sự thoải mái. Sở hữu dụng cụ này cũng rất tiện lợi trong việc vệ sinh và tránh sự cố trơn trượt khi vận động.
- Việc tập luyện sẽ đốt cháy mỡ thừa rất nhiều. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn để thấm mồ hôi trên cơ thể, đồng thời tránh trường hợp rơi vào mắt khiến cay mắt ảnh hưởng quá trình tập.
- Việc tập yoga không mang lại ngay sau 1 – 2 buổi, bạn cần thực hiện kiên trì và cố gắng một thời gian để thấy được kết quả.
- Lên kế hoạch tập luyện khoa học, tốt nhất từ 3 -4 buổi/ 1 tuần, mỗi lần thực hiện từ 20 – 30 phút.
- Lựa chọn không gian yên tĩnh, thoáng mát để luyện tập hiệu quả
- Để nâng cao lợi ích, trước khi bắt đầu bạn nên thả lỏng đầu óc thoải mái nhất và cần khởi động để làm nóng các cơ.
- Bạn có thể ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tuy nhiên việc tập luyện cần cách 1 tiếng rưỡi sau bữa ăn để bụng hoàn thành xong quá trình tiêu hóa.
- Lựa chọn quần áo tập luyện thoải mái, thoáng khí. Trường hợp người tập bị cận thì cũng nên tháo mắt kính để quá trình thực hiện không bị rơi hay va đập vào mặt.
- Yoga được thực hiện với chân trần để tránh sự cố trơn trượt hay các thế cần độ thăng bằng được duy trì dễ dàng hơn. Quan trọng hơn hết, bạn cần đứng trên thảm yoga nhằm tạo an toàn khi tập.
- Các tư thế phải được thực hiện đúng kỹ thuật bằng cách canh gáy, cổ, lưng sao cho thẳng hàng, đồng thời vai thả lỏng và bụng hóp chặt. Với động tác ngồi, bạn cần hướng lòng bàn chân lên sàn nhà và giữ thăng bằng.
- Trong quá trình tập, bạn cần kết hợp hít vào sâu và thở ra đều đặn. Nếu động tác khiến bạn không thoải mái thì cần đổi sang thế khác.
- Những người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, suy hô hấp, cột sống chấn thương, mẹ bầu,… thì nên tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập.
6. Giải đáp một số vấn đề về yoga thường gặp
6.1 Tập yoga bao lâu thì có tác dụng?
Hầu hết hiệu quả của liệu pháp yoga đối với sức khỏe tim mạch sẽ xuất hiện rõ sau 12 tuần (3 tháng) trở lên. Tuy nhiên, nếu bạn chăm chỉ tập luyện thì quá trình tập luyện cũng trở nên dễ dàng hơn và cho hiệu quả rõ hơn chỉ sau vài tuần.
6.2 Tập yoga lúc nào tốt nhất?
Thời gian tập yoga rất linh hoạt, vì vậy thời gian tập luyện có thể thay đổi nếu cuộc sống của người tập thay đổi. Theo các chuyên gia, thời gian tập yoga hiệu quả và tốt nhất là vào sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ.
Khi tập vào buổi sáng giúp người tập có đủ năng lượng và sự tập trung để nâng cao hiệu suất công việc trong cả ngày. Bên cạnh đó, việc tập yoga vào buổi tối sẽ giúp loại bỏ mệt mỏi, căng thẳng trong cả ngày và thư giãn tốt hơn.
6.3 Tập yoga ra mồ hôi nhiều có tốt không?
Việc tập yoga đổ mồ hôi là con đường duy nhất để thải độc. Do đó, mồ hôi toát ra nhiều khi tập luyện sẽ có mùi đặc biệt khó chịu. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng vì điều này là hoàn toàn bình thường, chứng tỏ bạn rất khỏe mạnh.
6.4 Tập yoga mỗi ngày có tốt không?
Nếu sắp xếp được thời gian, bạn hoàn toàn có thể tập yoga hàng ngày. Thậm chí, việc tập yoga hàng ngày còn là liều thuốc vàng cho sức khỏe và tinh thần. Điều này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn ngăn ngừa bệnh tật.
6.5 Những ai không nên tập yoga
Nếu bạn đang băn khoăn những ai không nên tập yoga thì sau đây là một số đối tượng không nên dành nhiều thời gian cho bộ môn này như trẻ em dưới 13 tuổi, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, bệnh nhân mắc một số bệnh không nên tập yoga, những người đang bị ốm tránh tập yoga hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ đầu mang thai.
6.6 Tập yoga bao lâu thì dẻo?
Nếu bạn kiên trì luyện tập khoảng 3 – 4 buổi/ tuần, mỗi buổi tập 1 tiếng thì sau khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy cơ thể mình dẻo dai và linh hoạt hơn rất nhiều. Thế nhưng nếu muốn giảm cân, với thời gian luyện tập 1 tiếng/ buổi, bạn cần kiên trì ít nhất 2 – 3 tháng để giảm được 1 – 5 kg.
6.7 Tập yoga bao lâu thì trồng chuối được?
Tập yoga bao lâu thì trồng chuối được? Đây có lẽ đang là thắc mắc của rất nhiều người. Với tư thế này, bạn muốn luyện tập thành công thì sẽ cần rất nhiều yếu tố như thời gian tập luyện, sức khỏe, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp… Ngoài ra, tùy vào trạng thái mỗi người mà sẽ có thời gian tập luyện tư thế thành công khác nhau.
Trên đây là toàn bộ lợi ích của việc tập yoga và các lưu ý quan trọng cần nắm bắt. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ cụ thể về nhiều tác dụng và thực hiện một cách chính xác các tư thế tập luyện. Hơn nữa, nếu bạn có nhu cầu mua ghế massage toàn thân hỗ trợ việc điều trị dứt điểm bệnh xương khớp, hãy liên hệ ngay với TREE BOSS qua số Hotline 0961501507 – 0966501507 nhé!
>>>> ĐỌC THÊM
- 5 bài tập yoga chữa đau vai gáy hiệu quả chỉ trong 10 phút
- 6 bài tập yoga thoái hóa đốt sống cổ tại nhà giảm đau hiệu quả
Tôi là Nguyễn Anh Tuấn hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc của công ty Cổ phần XNK Tree Boss. Chúng tôi thành lập công ty với ước mơ sản xuất những chiếc ghế massage chất lượng cao để phụng dưỡng cha mẹ, người thân và gia đình của mọi người